Trứng gà bổ dưỡng đến nỗi chúng thường được gọi là "vitamin tổng hợp của thiên nhiên". Tuy nhiên, 5 đối tượng dưới đây thì nên tránh xa nếu không muốn gây hại sức khỏe.
- Trứng gà "thơm, ngon, bổ, rẻ" nhưng ăn bao nhiêu là đủ? Ai không được ăn nếu không muốn hậu quả khôn lường
- Thay hành lá khi rán trứng bằng 4 loại rau này vừa ngon vừa tốt sức khỏe
Một quả trứng gà chứa một loạt các chất dinh dưỡng tuyệt vời. Trứng cung cấp vitamin, khoáng chất, protein chất lượng cao, chất béo tốt và nhiều chất dinh dưỡng khác ít được biết đến.
Một quả trứng chứa vitamin B12; vitamin A; vitamin B5... Trứng gà cũng chứa một lượng nhỏ hầu hết mọi vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người, bao gồm canxi, sắt, kali, kẽm, mangan, vitamin E, folate và nhiều loại khác.
5 đối tượng không nên ăn trứng gà
Người bị bệnh gan: Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo. Ăn quá nhiều trứng gà, đặc biệt là lòng đỏ, có thể làm tăng gánh nặng cho gan, gây khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, ảnh hưởng đến chức năng gan. Người bị bệnh gan, đặc biệt là viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, nên hạn chế ăn trứng gà.
Người bị bệnh thận: Trứng gà chứa nhiều protein, khi ăn vào cơ thể sẽ tạo ra sản phẩm phụ là urê. Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc urê ra khỏi máu. Ở người bị bệnh thận, chức năng thận suy giảm, việc ăn nhiều trứng có thể khiến thận phải làm việc quá sức, làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Người bị bệnh tim mạch: Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều cholesterol. Mặc dù cholesterol trong trứng không làm tăng đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu như quan niệm trước đây, nhưng những người bị bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao vẫn nên hạn chế ăn trứng, đặc biệt là lòng đỏ.
Người bị sỏi mật, bệnh gout: Sỏi mật hình thành do sự kết tủa của cholesterol và bilirubin trong túi mật. Ăn nhiều trứng gà có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật, đặc biệt là ở những người có tiền sử bệnh lý này.
Trứng gà chứa purin, một chất khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Axit uric tích tụ quá nhiều trong khớp sẽ gây ra bệnh gout. Vì vậy, người bị bệnh gout nên hạn chế ăn trứng gà để tránh làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Người bị tiểu đường: Mặc dù trứng gà có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường, nhưng cần lưu ý kiểm soát lượng trứng tiêu thụ. Ăn quá nhiều trứng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, đặc biệt là khi kết hợp với các thực phẩm giàu carbohydrate khác.
Những dấu hiệu xuất hiện trên trứng gà mà chúng ta nên tránh xa
- Vỏ trứng gà nứt, vỡ hoặc có màu sắc lạ.
- Trứng nổi lên khi ngâm trong nước.
- Trứng gà có lòng trắng loãng, chảy.
- Trứng có lòng đỏ không còn căng tròn.
- Trứng có mùi lạ.
Cách ăn trứng để hấp thụ tốt nhất
Không ăn trứng sống: trứng sống có nhiều vi khuẩn từ bên trong lẫn bên ngoài do đó bạn nên luộc, nấu canh, nấu cháo để ăn chứ không nên dùng trứng sống.
Kết hợp trứng với cà chua: trứng chứa nhiều Lysin – loại Axit amin cần thiết cho cơ thể. Cà chua lại giàu Vitamin A tự nhiên tốt cho mắt. Khi kết hợp hai thực phẩm này sẽ thành món canh vừa ngon vừa bổ dưỡng lại dễ tiêu.
Không ăn lòng trắng cháy: trứng gà chiên hoặc ốp la bạn cần để lửa nhỏ tránh gây ra tình trạng cháy bên ngoài, còn bên trong chưa chín. Nếu lớp ngoài (tức là lòng trắng) bị cháy bạn không nên ăn chúng vì sẽ khó hấp thu và tiêu hủy các Vitamin B1, B2 tan trong nước.
Luộc trứng đúng cách: Luộc trứng đúng chuẩn là bạn nên cho trứng và nước lã cùng một lúc rồi đun sôi lên. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa rồi đun trong vòng 2 phút, tắt bếp và ngâm trứng trong vòng 5 phút. Cách làm này sẽ giúp trứng vừa chín tới, lòng đỏ không chín quá kỹ. Lúc luộc bạn nên cho thêm ít muối để giữ trứng không bị vỡ.