1 loại củ có vị ngọt nhưng giúp hạ đường huyết, ‘vua’ bơm máu tự nhiên: Bán sẵn ở chợ Việt

Dinh dưỡng 27/02/2024 00:06

Loại thực phẩm này được mọi người chế biến thành nhiều món ăn, từ mặn đến ngọt.

Củ sen hay còn gọi là liên ngẫu, tên khoa học là Rhizoma Nelumbinis. Đây là bộ phận của cây sen nằm sâu dưới bùn, có hình dáng thon dài, màu trắng. Bên trong phần củ này có các khoang lỗ để giúp cho sen có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện ngập trong bùn và không có không khí.

1 loại củ có vị ngọt nhưng giúp hạ đường huyết, ‘vua’ bơm máu tự nhiên: Bán sẵn ở chợ Việt - Ảnh 1

Theo Y học cổ truyền, củ sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ Phế, bổ Tỳ, cầm máu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng củ sen sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe người sử dụng.

Theo Healthline, 100g củ sen tươi chứa 79,10g nước và 74 kcal năng lượng. Bạn cũng có thể tìm kiếm các chất dinh dưỡng thiết yếu khác trong củ sen như 2,60g protein; 17,23g carbohydrate; 4,9g chất xơ; 45mg canxi; 1,16mg sắt; 23mg magie…

Dưới đây là một số tác dụng của loại củ này:

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Vitamin C có trong củ sen giúp bảo tồn cấu trúc DNA và làm giảm các bất thường liên quan đến các tế bào bị đột biến dẫn đến ung thư. Vì vậy, ăn củ sen có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

Ngoài ra, theo y học cổ truyền, củ sen còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới, chữa sốt xuất huyết…

Hạ đường huyết

Các thử nghiệm lâm sàng cho rằng chiết xuất ethanol từ củ sen có thể giảm lượng đường huyết trong máu và cải thiện dung nạp glucose. Do vậy, củ sen là một trong những loại thực phẩm rất thân thiện với các bệnh nhân tiểu đường.

Giảm nguy cơ thiếu máu

Củ sen giàu sắt và đồng, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu và tăng lưu lượng máu (thông huyết). Do đó, củ sen lưu thông mạch máu và tăng oxy cho các cơ quan phủ tạng. Nó cũng thúc đẩy các chức năng lục phủ ngũ tạng, tăng khí huyết và sức sống cho các cơ quan của cơ thể.

Hỗ trợ tăng năng lượng

Sử dụng củ sen làm tăng lượng sắt trong cơ thể. Sắt hỗ trợ năng lượng liên tục bằng cách cho phép oxy đến các tế bào của cơ thể. Khi bị thiếu sắt, chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó tập trung. Ăn thực phẩm giàu chất sắt giúp tăng lượng oxy trong tế bào và cơ bắp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Duy trì sức khỏe tim là lợi ích tốt nhất của củ sen. Cùng với lượng kali giúp thông mạch, và chất xơ để giảm bớt cholesterol trong cơ thể, pyridoxine từ củ sen cũng giúp kiểm soát hàm lượng homocystein trong máu. Homocysteine chính là “kẻ thù” gây ra cơn đau tim.

Hỗ trợ giảm cân

Nếu bạn muốn giảm cân, củ sen là một siêu thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của bạn. Nó chứa hàm lượng calories thấp, giàu chất xơ và giàu các dinh dưỡng cần thiết. Khi cơ thể bạn nhận được tất cả các dưỡng chất mà nó cần, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn và tránh được tình trạng ăn quá nhiều, do đó kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn.

1 loại củ có vị ngọt nhưng giúp hạ đường huyết, ‘vua’ bơm máu tự nhiên: Bán sẵn ở chợ Việt - Ảnh 2

Lưu ý khi sử dụng củ sen

Tuy tốt cho sức khỏe nhưng có những người được khuyến cáo không nên ăn thực phẩm này.

Người dễ bị tiêu chảy

Củ sen sống là loại thực phẩm có tính giải nhiệt nên đối với những người có cơ thể khô nóng thì ăn củ sen sống là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư nhược, lạnh bụng và người bị tiêu chảy nếu ăn củ sen sống sẽ làm nặng thêm các triệu chứng, khó tiêu hóa.

Phụ nữ mang thai

Củ sen đặc biệt thích hợp cho người già và trẻ nhỏ, phụ nữ và trẻ em, người ốm yếu, nhất là những người sốt cao, nôn ra máu, cao huyết áp, bệnh gan, chán ăn, thiếu máu do thiếu sắt, suy dinh dưỡng. Nhưng vì củ sen có tính lạnh nên các mẹ bầu không nên ăn.

Ngoài ra, do củ sen giàu tinh bột nên người tiểu đường không nên ăn nhiều. Củ sen nhiều chất xơ, người bị chứng kích thích đại tràng, chướng bụng và viêm loét đại tràng nên tránh ăn.

Khi sử dụng thực phẩm này, bạn cần chú ý một số điều:

Không nên ăn củ sen với đậu nành

Đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng, ngoài hàm lượng lớn protein còn rất giàu chất sắt. Vì vậy đậu nành không được ăn cùng với củ sen, vì củ sen chứa nhiều xenlulo. Xenlulo sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể con người.

Không nên ăn củ sen với gan động vật

Củ sen chứa xenlulo, axit aldonic trong chất xơ có thể tạo thành hỗn hợp với các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm trong gan động vật, làm cơ thể người giảm hấp thu các nguyên tố này.

Tổng hợp

 

1 loại quả ngọt vừa là “thần dược” dưỡng gan, vừa giúp hạ đường huyết hiệu quả: Rất sẵn ở Việt Nam

Trong loại quả này có rất nhiều dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà nhiều người chưa biết

loading...

TIN MỚI NHẤT