Tỏi rất tốt nhưng tuyệt đối không ăn vào 7 THỜI ĐIỂM này nhé

Chuyên gia nói gì 07/01/2018 04:47

Tỏi là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không ăn tỏi vào những thời điểm này nhé!

Những thời điểm không nên ăn tỏi
Tỏi chứa hoạt chất allicin, được cho là có nhiều lợi ích với sức khỏe. Nó giúp giảm huyết áp cao. Tỏi có thể ngăn ngừa sự tạo thành angioteinsin II, một loại hormon giúp thư giãn mạch máu.

Tỏi cũng có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol cao.

Bên cạnh đó, tỏi là bài thuốc tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng tỏi thường xuyên có thể làm giảm khoảng 63% nguy cơ bị cúm hoặc cảm lạnh.

Những lợi ích sức khỏe kết hợp khiến tỏi trở thành loại thực phẩm tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể dùng tỏi. Dưới đây là những thời điểm không nên ăn tỏi:

Tỏi rất tốt nhưng tuyệt đối không ăn vào 7 THỜI ĐIỂM này nhé - Ảnh 1
Không ăn tỏi khi đang bị đi tả

Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ

Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với tỏi bao gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó. Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc. Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.

Không ăn tỏi khi đói bụng

 
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.

Không nên ăn tỏi khi thể trạng yếu, đang uống thuốc chữa bệnh

Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa

Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không ăn tỏi nếu có tiền sử mắc các bệnh về gan

Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Đây là cách làm "lợi bất cập hại". Danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng viết: "Tỏi ăn lâu dài sẽ tổn thương gan". Nguyên nhân là do loại củ này có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh. Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.

Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh nặng

Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc. Không ăn tỏi khi đang sử dụng thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

Không ăn tỏi nếu có thể trạng suy yếu

Theo kinh nghiệm của cổ nhân, ăn quá nhiều tỏi sẽ làm tiêu tan khí huyết. Cuốn "Thảo mộc tòng tâm" của Trung Hoa từng ghi chép: "Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. Người thể trạng suy yếu, nóng trong thì chớ nên ăn."

Tự làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Chỉ với vài bước đơn giản và sự kiên nhẫn, ngay tại nhà bạn cũng có thể làm được món tỏi đen có vị ngọt, dẻo, thơm ngon với rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT