Ăn quả roi cũng cần phải lưu ý để tránh gây hại cho sức khỏe
- Những lợi ích bất ngờ của chanh tươi mà bạn chưa biết
- “Điểm mặt” 4 thực phẩm là nguồn cơn gây ung thư dạ dày, tuyệt đối không nên ăn
Không nên ăn quả roi cùng lúc với dưa chuột (vì enzyme trong dưa chuột sẽ triệt tiêu vitamin C trong quả roi), đồng thời cũng không nên ăn quả roi cùng lúc với tôm (để tránh vitamin C trong quả roi phản ứng với asen pentoxide trong tôm tạo thành chất độc gây buồn nôn, chóng mặt, khó tiêu…)
Quả roi rất dễ bị sâu bệnh gây thối ủng, rụng quả nên có thể bị phun hóa chất, đồng thời, rốn quả là nơi dễ tích bụi và các côn trùng như sâu, kiến… Do đó, trước khi ăn cần rửa rạch vỏ quả với nước muối.
Mặc dù vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều quả roi cũng không tốt cho cơ thể, đặc biệt hệ tiêu hóa khi hấp thụ quá nhiều quả roi sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa
Các mẹ sau khi sinh ăn quả roi không nên ăn lúc đói vì nó không tốt cho dạ dày bởi hàm lượng vitamin C có trong loại quả này khá cao, chiếm 73% vitamin C trong 100g quả roi. Vì thế, mẹ nào vốn bị đau dạ dày thì cũng không nên ăn loại quả này.
Một số người cho rằng dùng quả roi có thể chữa bệnh, thế nhưng đó là kinh nghiệm dân gian nên các mẹ sau sinh không nên làm liều. Quả roi rất tốt nhưng thân và lá cây roi thì chứa chất cyanide lại không hề tốt cho sức khỏe mà thậm chí còn chứa độc tố. Phụ nữ sau sinh mà có bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Quả dứa
Ngoài câu hỏi ăn dứa có tác dụng gì thì ăn dứa nhiều có tốt không cũng được khá nhiều người quan tâm. Thực tế công dụng của trái dứa là không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể gây phản tác dụng:
Ăn nhiều dứa có thể gây đau hoặc sưng môi, rát lưỡi. Nguyên nhân do bromelain gây mềm thịt, tình trạng này có thể chấm dứt trong vài giờ, tuy nhiên nếu bạn tiếp tục ăn bạn sẽ bị nổi mề đay, phát ban, khó thở,…
Việc ăn nhiều dứa đồng nghĩa với việc bạn đã dung nạp lượng lớn vitamin C vào trong cơ thể, điều này có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, ợ nóng, đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa còn có thể gây nôn mửa, phát ban và kinh nguyệt không đều.
Chất bromelain cũng gây tương tác với các loại thuốc khác, nếu bạn đang sử dụng thuốc chống co giật, chống đông máu, chống mất ngủ, chống trầm cảm thì không nên ăn dứa. Việc ăn dứa khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
Dứa là loại trái cây có lượng đường và carbohydrate rất cao, vì vậy, khi ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu của cơ thể.
Sau khi ăn dứa, bromelain có thể kích thích cơ thể sản sinh ra các histamine, gây các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí gây khó thở. Bởi vậy, những bệnh nhân có tiền sử cơ địạ dị ứng như mề đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa… nên hạn chế ăn dứa để không làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng liều lượng lớn các enzyme bromelain trong cơ thể phụ nữ mang thai, kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.