Một chế độ ăn uống phù hợp cũng góp phần chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả, đồng thời cải thiện được màu sắc răng được sáng bóng hơn.
- Loại rau rẻ bèo là “bảo bối” dưỡng gan, tinh mắt, giúp cơ xương chắc khỏe
- 6 thực phẩm ăn ngon miệng, có tác dụng chống nắng tự nhiên cho da
Lớp cặn cứng màu vàng này trên răng của bạn trông không hấp dẫn lắm và cũng không tốt cho sức khỏe răng miệng. Nếu bạn không có thời gian để đi nha sĩ, bạn có thể loại bỏ cao răng tại nhà với sự trợ giúp của các biện pháp khắc phục này.
Ổi
Quả cũng như lá của nó có thể giúp loại bỏ mảng bám và cao răng một cách tự nhiên. Chúng đều là chất chống mảng bám mạnh mẽ và hiệu quả. Không chỉ vậy, nó còn có thể giúp giảm sưng nướu.
Tất cả những gì bạn cần làm là nhai một ít lá ổi sạch hàng ngày và nhổ đi. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ tích tụ mảng bám trên răng. Bạn cũng có thể lấy một quả ổi chưa chín, rắc muối lên và nhai một hoặc hai lần một ngày.
Nha đam
Nha đam có vị đắng nhưng nó có tác dụng kỳ diệu trong việc loại bỏ cao răng khỏi răng của bạn. Sử dụng nó cùng với một vài thành phần khác để tạo thành hỗn hợp sệt và sử dụng nó để làm sạch răng.
Lấy một thìa gel nha đam, bốn thìa glycerin, 5 thìa baking soda, tinh dầu chanh và một cốc nước. Trộn đều những thứ này và chà lên răng của bạn. Lặp lại điều này hàng ngày cho đến khi mảng bám và cao răng được loại bỏ.
Cần tây
Cần tây là một loại rau thân và lá rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhiều người cũng sử dụng cần tây như một chất làm thơm miệng để giữ cho miệng luôn thơm tho.
Trên thực tế, nó đang làm sạch răng khi chúng ta ăn đồng thời còn có thể giảm thiểu rất nhiều nguy cơ sâu răng. Điều này là do trong cần tây có chứa nhiều chất xơ thô, chúng giống như một "chiếc chổi" để quét sạch một phần thức ăn còn sót lại trên răng.
Chúng ta càng nhai kỹ càng có thể kích thích tiết nước bọt và đóng vai trò cân bằng giá trị pH trong miệng.
Nấm đông cô
Trong quá trình ăn nấm đông cô có thể loại bỏ cao răng, bởi nấm đông cô có tác dụng bảo vệ răng rất tốt. Sở dĩ có thể bảo vệ răng là do trong loại nấm này có chứa nhiều lentinan, chất này có khả năng ức chế sự hình thành mảng bám răng.
Vì nấm đông cô có hương vị độc đáo và ít calo nên dù luộc, xào hay để nguội đều rất ngon.
Cần tây
Cần tây là một loại rau thân và lá rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhiều người cũng sử dụng cần tây như một chất làm thơm miệng để giữ cho miệng luôn thơm tho.
Trên thực tế, nó đang làm sạch răng khi chúng ta ăn đồng thời còn có thể giảm thiểu rất nhiều nguy cơ sâu răng. Điều này là do trong cần tây có chứa nhiều chất xơ thô, chúng giống như một "chiếc chổi" để quét sạch một phần thức ăn còn sót lại trên răng.
Chúng ta càng nhai kỹ càng có thể kích thích tiết nước bọt và đóng vai trò cân bằng giá trị pH trong miệng.
Dứa
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới tươi ngon và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng không chỉ giàu vitamin C và mangan mà còn chứa các chất chống oxy hóa và enzyme có thể giúp tiêu hóa, chống lại bệnh tật và viêm nhiễm, tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư.
Một loại enzyme khác được tìm thấy trong nước và thân dứa là bromelain, chất này có thể giúp làm trắng răng. Theo chia sẻ của Đại học Texas A&M, bromelain đã nổi lên như một chất thay thế làm trắng cho hydro peroxide vì nó được coi là ít gây hại cho men răng hơn. Khi bôi lên răng với các sản phẩm tương tự làm trắng bằng peroxide, bromelain cho kết quả tương tự mà không gây tổn hại đến cấu trúc của răng. Hơn nữa, bromelain không gây ê buốt răng, điều thường thấy ở các sản phẩm hydro peroxide.