Ăn rau vào mùa hè giúp cải thiện tiêu hóa và giữ cơ thể mát mẻ. Tuy nhiên, mùa hè ăn rau mồng tơi bạn phải lưu ý những điều này để giữ an toàn sức khỏe.
- Loại rau được tôn là "nhân sâm dân dã" của người Việt, vừa rẻ vừa ngon lại bổ dưỡng vô cùng
- Truy tìm công dụng của thứ trái từng rụng đầy sân rồi bị quét bỏ nay lại trở thành đặc sản hiếm có, giá lên đến nửa triệu/kg
Mồng tơi là rau gì?
Rau mồng tơi (còn gọi là mùng tơi) thuộc họ Mồng tơi (Basellacease), có tên khoa học là Basella rubra L. (thân tía, gân lá tía – mồng tơi tía, mồng tơi tím, mồng tơi đỏ) hoặc Basella alba L. (thân xanh – mồng tơi xanh). Cây mồng tơi thuộc dạng dây leo, dài 1,5 – 2m, sống từ 1 – 2 năm. Hiện có cây giống thân lùn, lá to hơn, nhiều nhánh mọc từ kẽ. Thân mồng tơi có phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt. Lá mọc so le, đơn, nguyên, mẫm, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, phía cuống bằng hay hơi hẹp lại, dài 3 – 12cm, rộng 2 – 6cm. Cụm hoa hình bông mọc ỏ kẽ lá, nhỏ, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Những bông ở phía trên dài và gầy hơn. Quả mọng, nhỏ hình cầu hay hình trứng, dài chừng 5 – 5mm, màu tím đen khi chín.
Công dụng của rau mồng tơi
Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua. Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt. Trong sách cổ có ghi rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, dùng tán nhiệt, lợi đại tiểu trường.
Người Việt Nam thường dùng rau mồng tơi nấu canh ăn cho mát, ít dùng làm thuốc.
Ở Inđônexia, người dân dùng rau cho trẻ bị táo bón, phụ nữ đẻ khó. Nhiều người còn dùng nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho quá nhiều.
Ở Ấn Độ, Bangladesh dùng rau mồng tơi điều trị các bệnh thiếu máu do chứa nhiều sắt, chống viêm, lợi tiểu, đường ruột. Trái mồng tơi có màu tím đen nên nước từ quả có thể dùng để nhuộm đỏ hoặc làm màu thực phẩm, hoặc để làm hồng má/môi.
Đại kỵ khi ăn mồng tơi
Ăn rau mồng tơi chưa chín kỹ
Chúng ta phải áp dụng “ăn chín uống sôi” với không chỉ thịt, cá, trứng mà với cả rau, cụ thể chính là rau mồng tơi có cấu trúc nhớt và cứng.
Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn, kí sinh trùng từ đó giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời còn hạn chế tình trạng bị đầy bụng, đau bụng do khó tiêu và các bệnh liên quan đến tiêu hóa khác.
Không ăn rau mồng tơi khi mới lấy cao răng xong
Vì rau mồng tơi có chứa axit oxalic không bị nước hòa tan mà có thể bám lại ở răng. Nó có thể khiến răng bị ố, xỉn màu, tạo ra các mảng bám. Vì thế, nếu mới lấy cao răng xong thì bạn cần chờ từ 1 – 2 tuần mới ăn.
Không ăn cùng thịt bò
Khi ăn rau mồng tơi không nên ăn thịt bò bởi vì rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng và khiến cho việc tiêu hoá kém hơn. Nhất là những người bị táo bón thì khi ăn rau mồng tơi cùng thịt bò càng khiến cho bệnh thêm nặng hơn. Vì thế khi ăn rau mồng tơi bạn nên ăn kèm những loại thực phẩm chứa vitamin C.
Ăn canh rau mồng tơi để qua đêm
Vốn dĩ trong rau mồng tơi đã chứa lượng lớn nitrat, nếu để món canh rau mồng tơi qua đêm thì chúng sẽ biến đổi thành nitrite - chất có nguy cơ gây ung thư, ngộ độc, rất ảnh hưởng tới sức khỏe nếu thói quen này không được loại bỏ.
Ăn quá nhiều rau mồng tơi
Rau mồng tơi bên cạnh tác dụng như: Cải thiện hệ tiêu hóa, làm mát cơ thể,.. Nhưng nếu ăn quá nhiều chắc chắn sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Bản thân rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao axit oxalic nên khuyến cáo chỉ ăn khoảng 2 lần trong tuần.
Theo trang sức khỏe vinmec.com: "Chất hóa học này có thể liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các dinh dưỡng quan trọng khác, từ đó cơ thể sẽ thiếu chất và suy yếu."
Người bệnh đau dạ dày không nên ăn rau mồng tơi
Liên quan đến bệnh dạ dày, không nên ăn rau mồng tơi bởi chúng sẽ làm bệnh không hề khả quan hơn hơn, các triệu chứng như: Khó tiêu, đầy hơi, đau bụng sẽ chỉ trầm trọng hơn.
Người đang bị tiêu chảy không nên ăn mồng tơi
Dù có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón, nhưng rau mồng tơi được khuyến cáo không dành cho người bị bệnh tiêu chảy hay đại tiện lỏng, nếu không bệnh tình sẽ càng không được cải thiện.
Người bệnh gút nên tránh ăn nhiều mồng tơi
Người mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh gút được yêu cầu tránh xa hoàn toàn loại rau này, bản thân thứ rau có khả năng khiến cơ thể tích tụ axit uric và làm tình trạng bệnh thêm đi xuống.
Mắc bệnh thận không nên ăn rau mồng tơi
Do chứa nhiều purin - hợp chất khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ biến thành axit uric, làm tăng nguy cơ sỏi thận hình thành. Vậy nên rau đay mồng tơi được khuyến cáo không nên ăn với những người mắc bệnh thận.