Người xưa có câu 'bổ hơn 9 con gà' để nói về giá trị dinh dưỡng của loại thịt này còn bổ dưỡng hơn cả thịt gà, thịt bò.
- Mướp đắng sống cực kì tốt cho sức khỏe nhưng là 'thuốc độc' với 4 nhóm người này
- Loại trái ớt bé như hạt đậu xuất hiện trong mâm cơm hằng ngày có tác dụng đánh bay mỡ bụng, ngăn ngừa ung thư giúp chị em trường thọ cực hiệu quả
Theo Đông Y, thịt chim bồ câu được xem là một trong những món ăn "thượng hạng" do sự đa dạng dinh dưỡng đứng đầu trong nhóm "thú – cầm – điểu". Trong đó, hàm lượng protein của chúng còn cao hơn thịt thỏ, lợn, gà, bò... Bên cạnh đó, hàm lượng canxi của chim bồ câu được chứng minh là gấp 15 lần thịt gà, hàm lượng sắt gấp 3 lần thịt gà.
Thịt bồ câu tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Phụ nữ nếu biết được giá trị của chim bồ câu và ăn đều đặn thì có thể phòng ngừa được bệnh tim mạch, bổ sung đủ khí và máu, tăng cường trí nhớ, giảm đau bụng kinh...
Dưới đây là 4 lợi ích khi ăn thịt bồ câu mà bạn nên biết:
4 công dụng của thịt bồ câu
Duy trì làn da khỏe đẹp
Thịt chim bồ câu chứa rất nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B tổng hợp, vitamin E,... Những loại vitamin này có chức năng chống oxy hóa, có thể loại bỏ một số gốc tự do gây tổn hại tế bào da, làm chậm quá trình lão hóa da và cải thiện quá trình trao đổi chất của tế bào da.
Hơn nữa, protein và các thành phần khác có trong thịt chim bồ câu cũng đặc biệt phong phú, có thể cải thiện chức năng trao đổi chất và giải độc tổng thể, đồng thời có nhiều chức năng như chống lão hóa, loại bỏ tàn nhang và làm trắng da.
Chữa chứng liệt dương
Trong y học cổ truyền, bồ câu với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết) và phân chim (cáp điểu phân). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng.
Thành phần hóa học: Thịt chim bồ câu có chứa 22,14% protid, lipid 1%, các muối khoáng. Tiết chim có nhiều chất đạm, sắt, huyết sắc tố. Phân chim chứa nitơ toàn phần, ammoniac. Dùng thịt bồ câu nấu cháo ăn nóng rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em.
Để cải thiện chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt, hay choáng voáng, lấy chim bồ câu non (1con) và chim sẻ (5 con) làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn, đỗ trọng (120g) sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang (4g). Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (thuốc bổ thận tráng dương).
Ngăn ngừa chứng thiếu máu
Chứng thiếu máu mặc dù rất nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại rất dễ bị mọi người bỏ qua. Mặc dù thực tế có rất nhiều người mắc chứng bệnh này nhưng không biết, nên việc ăn các thực phẩm có tác dụng bổ máu là vô cùng cần thiết. Thịt chim bồ câu còn được dân gian gọi là “động vật bổ máu”, ăn thịt chim bồ câu có tác dụng bổ máu hiệu quả, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Tăng cường trí nhớ cho trẻ
Thịt chim bồ câu chứa rất nhiều lecithin, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhanh chóng của các tế bào mô não và cải thiện chức năng của não.
Vì vậy, đối với trẻ em và thanh thiếu niên, ăn thịt chim bồ câu đúng cách có thể thúc đẩy sự phát triển bình thường của não bộ, nâng cao trí thông minh và trí nhớ. Đối với những người trung niên và cao tuổi, ăn thịt chim bồ câu đúng cách có thể ngăn ngừa sự lão hóa sớm của mô não, đồng thời có thể cải thiện trí nhớ kém và khó tập trung.
Những điều cần lưu ý khi ăn thịt bồ câu
Thịt chim bồ câu rất tốt để bồi bổ sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con, cần đổi món để thay đổi khẩu vị cũng như đa dạng nguồn thực phẩm.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chim câu có nhiều lông tơ nên sau khi làm sạch lông thì cần đem thui qua lửa nhỏ để vừa sạch lông tơ, thịt chim cũng được thơm hơn.
Để thịt chim giữ được vị ngọt thì lưu ý không nên rửa nước nhiều. Hơn nữa, nếu không muốn bị mùi hôi, bạn có thể bóc bỏ gan trước khi nấu.