Trẻ thiếu ngủ không đơn giản là chỉ quấy khóc mà sẽ còn nhiều ảnh hưởng về sau nữa, các mẹ rất nên lưu ý.
- Cha mẹ lưu ý: Ru con ngủ không đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy hiểm này
- Bé mải chơi ít ngủ khiến mẹ mệt mỏi nhưng đó là biểu hiện của THẦN ĐỒNG, mẹ đừng lo lắng
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, ắt hẳn thiếu ngủ là tình trạng chung với các ông bố bà mẹ và ai cũng chỉ mong có thêm vài phút chợp mắt nghỉ ngơi. Trong khi người lớn cần ngủ đủ từ 7 tiếng đến 9 tiếng mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe, trẻ nhỏ còn cần gấp đôi con số đó để phát triển bình thường.
Trên thực tế, trẻ sơ sinh cần từ 16 đến 18 tiếng mỗi ngày để ngủ. Thế nhưng làm thế nào để biết rằng bé đang ngủ đủ hay chưa khi mà các bé ngủ chẳng theo giờ giấc quy luật gì hết. Bác sĩ nhi khoa Yang Yiling, công tác tại Trung tâm nhi khoa Thomson khuyên ba mẹ theo dõi và cộng dồn số giờ bé ngủ trong ngày để có được bức tranh toàn cảnh nhất. Khi nhận thấy bé chưa ngủ đủ giấc, hãy dỗ dành cho trẻ ngủ tiếp hoặc cho bé ngủ giấc sau dài hơn để bù lại.
Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé và sinh hoạt của gia đình. Hãy tìm hiểu những tác hại của việc thiếu ngủ đến các bé cũng như biện pháp giúp con dễ ngủ hơn.
1. Bé hay mệt
Em bé có thể mệt bởi vì thiếu ngủ. Điều này có nghĩa là bé mệt đến mức không thể ngủ được và kích động. Đừng để tình hình đến mức này bởi những em bé bị mệt sẽ không thể ngủ được, mà kể cả có ngủ thì cũng thức dậy rất nhanh.
2. Hay quấy
Không ngủ đủ có thể khiến bé quấy khóc bởi vì con không ngủ đủ số giờ cần thiết để nạp năng lượng. Bé sẽ hay quấy, khóc, không thích phản ứng với xung quanh.
3. Ảnh hưởng đến sự phát triển
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Bác sĩ Yang cho hay: "Thói quen ngủ thất thường cũng ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ và do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ”.
4. Dễ béo phì
Một em bé thiếu ngủ có nguy cơ mắc béo phì khi chưa đến 3 tuổi. Bác sĩ Yang giải thích nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thiếu ngủ và béo phì. Nguyên nhân đầu tiên là: "Rối loạn nhịp độ sinh học gây ra thay đổi mức hooc môn trong đó có cortisol, leptin và ghrelin - những hooc môn có nhiệm vụ điều tiết năng lượng. Sự mất cân bằng làm tăng năng lượng nạp vào so với lượng năng lượng tiêu hao”.
Bác sĩ cho biết thêm, thiếu ngủ cũng được chứng minh là có liên quan đến tăng tình trạng gật gù, không ưa hoạt động và ăn đồ giàu calo ở trẻ.
Nhịp độ sinh học là chu kì sinh học điều tiết thời gian thức và ngủ trong ngày.
5. Nguy cơ sức khỏe lâu dài
Thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ trẻ mắc phải các bệnh mãn tính. Bác sĩ Yang cho biết: "Tỉ lệ béo phì và lượng mỡ cao, đặc biệt là mỡ bụng có liên quan đến các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường”.
6. Trầm cảm sau sinh
Khi con không ngủ đủ thì ba mẹ cũng phải thức để trông con, do vậy dễ mệt mỏi và áp lực. Nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ làm tình trạng trầm cảm sau sinh ở các mẹ trầm trọng hơn.
Hệ quả của việc bé thức liên tục đáng sợ như vậy. Vậy thì làm thế nào để giúp con ngủ đủ giấc?
Tập cho con thói quen trước giờ ngủ
Tuân thủ thói quen trước giờ ngủ nhất định giúp con ngủ đủ giấc mỗi ngày. Thói quen trước giờ ngủ sẽ giúp con nhanh ngủ hơn, vì các con biết được mình sắp nghỉ ngơi để ngủ. Bác sĩ Yang khuyên rằng: "Cố gắng thực hiện thói quen trước giờ ngủ càng thường xuyên càng tốt, và sắp xếp các hoạt động gia đình trước giờ đi ngủ đó”.
Cho bé tắm nước ấm
Bạn có biết rằng tắm nước ấm giúp con dễ ngủ hơn? Tắm nước ấm giúp bé dễ ngủ là vì nhiệt độ cơ thể hạ xuống dần dần sau khi tắm nước ấm. Đồng thời tắm cho con cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể chơi với con, nghĩa là con đã giải tỏa bớt năng lượng rồi!
Tạo ra môi trường thoải mái nhất
Bé nằm ở đâu cũng ảnh hưởng đến việc bé ngủ nhanh hay chậm. Bác sĩ Yang gợi ý môi trường thoải mái là căn phòng tối,yên tĩnh và nhiệt độ mát mẻ. Bạn có thể bật nhạc nhẹ nhàng hoặc tiếng ồn trắng (âm thanh với các tần số khác nhau).