Rất nhiều người khi muốn bổ sung canxi cho con liền nghĩ ngay đến món tôm, đặc biệt là bộ phận vỏ tôm, vỏ tép (ở đây ta nói chung là vỏ tôm). Thậm chí có mẹ còn nghiền vỏ tôm thành bột và mỗi ngày đều thêm vào thức ăn dặm của trẻ. Hành động này có thật sự khoa học?
- Cứ tưởng chào đời con mới biết nhận thức, nhưng thực ra bé đã “học lỏm” được 7 kĩ năng này ngay từ trong bụng mẹ
- Bé sơ sinh 10 ngày khóc mãi không dứt, bà tưởng cháu đói mang thứ này cho ăn rồi phải ân hận cả đời
Thực hư quan niệm cho trẻ ăn tôm nguyên vỏ có thể bổ sung canxi hiệu quả
Việc bổ sung dưỡng chất cần thiết cho trẻ từ các món ăn dặm là vô cùng quan trọng và cũng là biện pháp tương đối đơn giản, an toàn. Tuy nhiên, mẹ cần hiểu rõ các nguyên liệu nấu ăn và có cách cho trẻ ăn dặm phù hợp nhất.
Rất nhiều người khi muốn bổ sung canxi cho con liền nghĩ ngay đến món tôm, đặc biệt là bộ phận vỏ tôm, vỏ tép (ở đây ta nói chung là vỏ tôm). Thậm chí có mẹ còn nghiền vỏ tôm thành bột và mỗi ngày đều thêm vào thức ăn dặm của trẻ. Hành động này có thật sự khoa học?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em khuyến cáo trên Sohu, người lớn không nên chỉ chú ý đến hàm lượng canxi đơn thuần mà quan trọng hơn là khả năng và liều lượng canxi mà cơ thể trẻ hấp thu vào. Trong vỏ tôm đích thực có chứa canxi, nhưng nó còn nhiều thành phần khác cần thận trọng.
Thông thường, trong mỗi 100g tôm nguyên vỏ thì có khoảng 991mg canxi, nhưng hàm lượng canxi này chủ yếu được kết hợp và tồn tại đa số ở phần vỏ, và tỷ lệ hấp thu vào cơ thể con người thực tế rất thấp.
Không những vậy, trong vỏ tôm còn có chứa cả natri, thành phần này chiếm đến 5057mg trong 100gr tôm nguyên vỏ, cũng có thể nói tương đương khoảng 3gr muối ăn.
Chính vì vậy, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi tốt nhất không nên ăn tôm nguyên vỏ hoặc cả bột vỏ tôm để tránh các tác hại cho thận, mạch máu, não bộ.
Mẹ cần chú ý gì khi cho trẻ ăn tôm nguyên vỏ?
Trong tình trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ diễn ra bình thường thì khi trẻ được trên 1 tuổi, mẹ vẫn có thể chế biến các món từ tôm nguyên vỏ bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, về nguyên tắc, canxi không thể kết hợp với vitamin C vì dễ sinh ra Asen, có thể gây tử vong.
Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ ăn tôm cùng với táo, hồng, cam quýt và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C khác. Ngoài ra, cải bó xôi cũng không nên chế biến chung với tôm nguyên vỏ vì ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể trẻ.
Trong khi đó, đậu nành có chứa Alpha-1-antitrypsin và Thrombin cũng không thích hợp ăn chung với vỏ tôm vì khiến tiêu hóa không tốt.
Những thực phẩm giàu canxi giúp bé cao vượt trội mẹ không được bỏ qua
1. Sữa
Người ta tin rằng nguồn canxi tự nhiên tốt nhất là các sản phẩm từ sữa bao gồm sữa chua, phô mai và sữa. Một cốc sữa chứa khoảng 300mg canxi. Đồng thời sữa cũng rất tốt cho hệ tiêu hoá của bé, giúp bé hấp thụ thức ăn tốt hơn. Vì vậy mẹ nên thường xuyên cho bé uống sữa cũng như ăn sữa chua, phô mai... để bé cao lớn, khoẻ mạnh.
2. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là nguồn thục phẩm giàu canxi cho bé. Ngoài ra sữa đậu nành cũng chứa nhiều protein và sắt cần thiết cho sự phát triển của bé. Một ly sữa đậu nành chứa hơn 60mg canxi. Uống sữa đậu nành sẽ giúp răng và xương bé chắc khoẻ.
3. Hạnh nhân
Hạnh nhân rất tốt cho não bộ của bé, giúp bé thông minh hơn. Ngoài ra hạnh nhân cũng rất giàu canxi. 100 gr hạnh nhân chứa đến 264 mg canxi. Hạnh nhân cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và có tác dụng chống viêm giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe.
4. Cam
Cam không chỉ là nguồn cung cấp vitamin C cho bé mà còn chứa rất nhiều canxi. Mỗi quả cam chứa khoảng 65mg canxi. Mẹ nên cho bé ăn cam hàng ngày vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch vừa giúp bé cao lớn.
5. Súp lơ xanh
Hầu hết trẻ em ghét ăn rau nhưng rau xanh không chỉ cung cấp chất xơ, vitamin mà còn chứa nhiều canxi. Trong các loại rau thì súp lơ xanh chứa nhiều canxi nhất. 100 gr súp lơ xanh cung cấp cho bé 47mg canxi. Súp lơ xanh có thể hấp, xào, luộc nhưng các chuyên gia khuyên mẹ nên hấp, xào súp lơ ho bé để giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng.
6. Đu đủ
Đu đủ là loại quả rất tốt cho sức khoẻ của bé. Trong 100 gr đu đủ chứa tới 20mg canxi. Ngoài ra đu đủ cũng giàu vitamin A, C và các loại khoáng chất khác. Mẹ có thể cho bé ăn đu đủ chín hoặc chế biến các món ăn từ đu đủ để bổ sung canxi cho bé.
7. Đậu phụ
Đậu phụ không chỉ là món ăn ngon miệng cho bé mà nó còn chứa lượng canxi phong phú. Nửa chén đậu phụ chứa khoảng 861 mg canxi. Đặc biệt đậu phụ là nguồn cung cấp protein lành mạnh cho bé.
8. Các loại cá
Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi không chỉ chứa nhiều axit béo omega-3, mà còn chứa một lượng canxi lớn. Cá mòi đóng hộp là loại thực phẩm dồi dào canxi hàng đầu. Cá mòi có thể cung cấp cho bé 569mg canxi. Đồng thời các loại cá cũng chứa nhiều vitamin K, vitamin B, iốt, magiê giúp cải thiện sự hấp thu canxi. Tuy nhiên với bé dưới một tuổi mẹ nên chú ý khi chế biến các loại cá cho bé ăn để tránh dị ứng.