Thời gian và phương pháp cai sữa cho trẻ rất cần được thực hiện khoa học. Điều này vừa giúp mẹ đỡ vất vả hơn cũng như đảm bảo cho trẻ phát triển tốt sau khi không bú sữa mẹ nữa.
- Muốn con không ngủ quên trong khi đang bú thì các mẹ hãy lập tức tham khảo ngay 8 cách sau
- Mẹ đang cho con bú nhất định phải tránh những loại thực phẩm này nếu không muốn âm thầm "giết con"
Thời gian cai sữa thích hợp cho trẻ:
Về vấn đề nên cai sữa mẹ vào lúc nào cho trẻ thì không thể có một khái niệm nhất định, bởi vì còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Chẳng hạn ví dụ như mẹ ở nhà nuôi con và nguồn sữa dồi dào thì theo "Tổ chức vệ sinh thế giới" khuyến cáo, mẹ tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi mới cai sữa.
Nếu mẹ đi làm sớm và tập cho trẻ bú ngoài kết hợp ăn dặm thì vẫn nên cố gắng kiên trì cho con bú sữa mẹ ít nhất là đến 1 tuổi, và chú ý không nên cai sữa khi trẻ dưới 6 tháng tuổi. Dứt sữa mẹ quá sớm không những không thể kịp thời bổ sung protein và nhiệt năng cần thiết cho trẻ sơ sinh mà còn dễ khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh tật.
Từ đó có thể thấy, dù trường hợp nào thì thời gian tương đối phù hợp để có thể cai sữa là khi trẻ được 1 tuổi trở lên nhưng không nên để quá 2 tuổi. Do nếu cai sữa quá muộn thì sữa mẹ có thể không còn đủ cung cấp cho trẻ nữa, ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ về sau.
Các bước mẹ cần chuẩn bị trước khi cai sữa cho trẻ:
Bú sữa mẹ có thể nói là sợi dây liên kết giữa mẹ và em bé sau khi chào đời, cũng có nghĩa là khi bé phải cai sữa thì khoảng cách với mẹ càng tăng lên. Các nhà tâm lý gọi đây là "lần rời xa thứ 2 của hai mẹ con".
Đối với trẻ mà nói, khi vừa cai sữa mẹ sẽ khiến trẻ khó thích ứng về mặt tâm lý, vì vậy trước đó, mẹ cần làm những công tác hỗ trợ để quá trình cai sữa thuận lợi hơn.
Cho trẻ một thời gian thích ứng:
Mẹ không nên ngay lập tức cai sữa hoàn toàn hoặc quá nhiều cho trẻ. Bước đầu, mỗi ngày mẹ chỉ nên giảm một lần bú mẹ so với trước đây, đồng thời có thể thay thế bằng sữa ngoài hay thức ăn dặm.
Sau đó cứ cách vài ngày lại giảm them số lần bé bú sữa mẹ, tăng lượng thức ăn dặm lên. Mẹ cũng đừng quên dùng ngôn ngữ dịu dàng để dẫn dắt, khích lệ trẻ trong suốt quá trình dần dần rời xa vú mẹ.
Dạy trẻ học cách dùng ly uống nước hay uống sữa:
Khi cai sữa cho trẻ, chắc hẳn mẹ sẽ cho trẻ uống sữa ngoài để bổ sung dưỡng chất cần thiết, bên chế độ ăn dặm nếu có. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên mua chiếc ly có hai tay cầm và màu sắc, họa tiết dễ thương, bắt mắt.
Ban đầu, mẹ nên thực hiện động tác cầm ly làm mẫu cho trẻ, sau đó từ từ dạy trẻ tự cầm hai quai của chiếc ly để uống sữa hay uống nước. Thói quen dùng ly rất có lợi cho sức khỏe khoang miệng, tránh được các nguy cơ sâu răng hoặc dị dạng sàn khoang miệng.
Hỗ trợ để trẻ quen dần với sữa công thức:
Nguyên tắc giúp con cai sữa mẹ thành công, hiệu quả nhưng vẫn có lợi cho trẻ các mẹ bỉm sữa nên nhớ - Ảnh 3.
Một số ít trẻ có hiện tượng không chịu uống sữa công thức trong quá trình cai sữa mẹ. Tình huống này, mẹ có thể hút một ít sữa mẹ và trộn vào sữa công thức để trẻ quen dần. Những lần sau sẽ giảm tỷ lệ sữa mẹ lại, tăng tỷ lệ sữa công thức lên cho đến khi trẻ hoàn toàn uống được sữa ngoài.
Hãy vun đắp tình cảm giữa trẻ với người thân trong gia đình. Ngoài mẹ thì người bố và những thành viên khác cũng nên gần gũi trẻ nhiều hơn. Khi bầu không khí gia đình gắn kết, thân thiết sẽ khiến trẻ luôn có cảm giác an toàn, dễ thích nghi những thói quen mới và không quá bám mẹ nữa.
5 vấn đề mẹ cần chú ý khi cai sữa cho trẻ:
Cai sữa phải kiên quyết, không mềm lòng do dự
Khi cai sữa mẹ, đa số trẻ sẽ khó thích nghi và có biểu hiện khóc quấy. Nhiều mẹ sẽ không kìm lòng được lại cho bé ngậm vú mình để dỗ dành. Hành động này của mẹ càng khiến quá trình cai sữa khó khăn và kéo dài hơn.
Khi trẻ nhìn thấy mẹ hoặc tìm kiếm bầu vú quen thuộc, mẹ nên di chuyển sự chú ý của trẻ sang một thứ khác, chẳng hạn như đồ chơi hay bộ phim hoạt hình trẻ yêu thích. Ban đêm nếu trẻ khó ngủ vì thiếu sữa mẹ, bạn nên nhẹ nhàng vỗ về, ôm trẻ vào lòng, hát ru hay kể chuyện để xoa dịu tâm lý của trẻ.
Tốt nhất không nên chọn mùa hè để cai sữa cho trẻ
Mùa hè nóng bức, các men hỗ trợ tiêu hóa trong dạ dày, đường ruột của trẻ bị giảm đi nên khiến trẻ không muốn ăn, khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng kém đi. Lúc này nếu mẹ tiến hành cai sữa dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng do không kịp thích ứng với sữa ngoài và thức ăn dặm.
Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyến cáo mẹ nên chọn mùa xuân hay mùa thu để bắt đầu giúp trẻ cai sữa mẹ là tốt nhất.
Không cai sữa khi trẻ đang bệnh hoặc mới vừa khỏi bệnh
Trong thời gian bị bệnh hoặc vừa thuyên giảm, chức năng tiêu hóa và trao đổi chất của trẻ còn rất yếu. Nếu mẹ cai sữa lúc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng hồi phục của trẻ.
Không nên áp dụng phương pháp cai sữa truyền miệng
Nhiều mẹ nghe lời khuyên từ hàng xóm hay cộng đồng mạng mà bôi dầu gió xanh, nước ớt hoặc thuốc đắng lên đầu vú, với mong muốn trẻ sẽ tránh xa mà dễ dàng dứt sữa. Hành động này không được khuyến khích bởi vì nó gây kích thích tiêu cực cho tâm lý và tinh thần của trẻ.