Mỗi lần thấy con chảy nước mũi, nhiều bà mẹ lại hút mũi cho con, các bác sĩ nhi khoa cảnh báo đây là thói quen không tốt có khi còn gây nguy hiểm cho con. Niêm mạc mũi có thể bị tổn thương và nhiễm khuẩn khi hút mũi nhiều và hút mũi không đúng cách.
- Xử trí viêm mũi ở trẻ nhỏ khi trời lạnh
- Hy hữu đi đẻ mới 30 giây chưa kịp hít thở, con đã ra ngoài, lại không khâu 1 mũi nào
Tổn thương niêm mạc mũi vì chăm hút mũi
Có con trai hơn một tuổi nhưng lúc nào mũi cũng “thò lò” khiến cho chị Nguyễn Thị Lan Anh ở Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội mẹ bé lúc nào cũng trong tình trạng “đứng ngồi không yên”. Chị Lan Anh cho biết, mình chỉ sổ mỗi còn thấy khó chịu nữa là trẻ con vì thế chị rất tích cực “giải phóng” nước mũi cho con bằng việc thường xuyên hút rửa mũi. Chỉ đến khi cháu bé viêm mũi mãi không dứt, niêm mạc mũi bị chảy dịch xanh đặc có lúc lẫn dây máu, ngạt mũi thường xuyên, chị Hoài đưa con đi khám. Lúc này bác sĩ cho biết niêm mạc mũi của cháu bị tổn thương và viêm nhiễm do bị hút mũi không đúng chỉ định và đúng cách lâu ngày dẫn đến viêm mũi xoang.
Trường hợp của bé Triệu Gia H. 3 tuổi ở Hà Giang thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp trên. Chị Cúc mẹ của bé cho biết hầu như tháng nào cháu cũng bị viêm mũi, chảy dịch xanh lè. Bé bị gọi biệt danh là “thò lò mũi xanh”.
Chị Cúc cũng cho biết sở dĩ con bị như vậy là do khi bé 5 tháng tuổi thì bị sổ mũi. Vì nghĩ chỉ là triệu chứng đơn giản, không đáng lo nên vợ chồng anh chị không đưa con đi khám mà tự chữa cho con tại nhà vừa hút mũi, vừa nhỏ thuốc rồi giã tỏi lấy nước để ép rồi nhỏ vào mũi.
BSCKII Nguyễn Thị Hồng Lạc – Phó Giám đốc, kiêm trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa Khoa Nông nghiệp, Hà Nội cho biết, thời điểm giao mùa, nồm ẩm là thời điểm trẻ dễ bị bệnh viêm mũi, họng và nhiều cha mẹ tự điều trị viêm mũi cho trẻ theo kinh nghiệm của bản thân hoặc các bà mẹ khác lan truyền trên mạng bằng hút rửa mũi, nhỏ thuốc lá, hoặc corticoit hoặc thuốc co mạch không cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hướng dẫn cách sử trí. “Đó là thói quen mà nhiều bà mẹ bỉm sữa đang thực hiện. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì niêm mạc mũi của trẻ mỏng , rất dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn”, Bs. Lạc cảnh báo.
Hút mũi cho con khi nào nên làm?
Theo bác sĩ Hồng Lạc khi trẻ bị chảy nước mũi nếu nước mũi trong thì cha mẹ không cần hút rửa mũi chỉ cần dùng bông đã hấp tiệt trùng cuốn thành các “sâu kèn” để thấm dịch mũi cho trẻ vì lúc này nguyên nhân thường do viêm mũi dị ứng hoặc nhiễm virus(cúm B,C...) nếu cần có thể dùng kháng histamin theo chỉ định bác sĩ. Không lấy khăn chùi vì làm sây sát da cánh mũi của trẻ.
Trường hợp trẻ chảy nước mũi dịch xanh,vàng đặc thường là có nhiễm trùng thì cha mẹ nên hút rửa hút mũi cho con bằng dung dịch nước muối 0,9% dùng nhỏ mũi, mắt của các hãng uy tín để đảm bảo chất lượng. Tùy từng lứa tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ tư vấn cách hút rửa mũi cho trẻ an toàn hiệu quả sau đó sẽ nhỏ thuốc mũi cho trẻ phù hợp với từng bệnh lý và lứa tuổi tuyệt đối các mẹ không được tự nhỏ thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ Hồng Lạc nhấn mạnh không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi dãi cho trẻ.
Bác sĩ Hồng Lạc cũng chia sẻ, có những trường hợp cha mẹ tự mua thuốc theo tư vấn của dược tá bán thuốc hoặc khám không đúng chuyên ngành đã sử dụng thuốc nhỏ mũi có corticoit hoặc co mạch sai chỉ định gây hỏng niêm mạc mũi của trẻ hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm, có một số thuốc co mạch không được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do có thể gây đột tử vì co mạch quá mạnh không chỉ ở mạch máu tại niêm mạc mũi.
Việc sử dụng cũng như vệ sinh ống hút mũi bác sĩ Hồng Lạc cho biết, các bà mẹ phải vệ sinh dụng cụ hút mũi rất sạch vì nếu chỉ rửa bằng nước thông thường thì không thể làm sạch vi khuẩn thậm chí đây còn là nơi tạo ra ổ vi trùng khi hút mũi vô tình đưa thêm vi khuẩn vào mũi càng làm viêm nhiễm tăng lên.