Tình trạng răng bé mọc lệch vào trong không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt hàng ngày cũng như mọc răng vĩnh viễn. Do vậy, khi thấy trẻ có hiện tượng răng trẻ mọc lệch vào trong thì cần phải lưu tâm để sớm có cách xử lý phù hợp.
- Tổng hợp những món ngon cho bé biếng ăn mẹ nên thử
- Check list những tác dụng của gà ác có thể bạn chưa biết
Dân gian thường nói rằng, cái răng cái tóc là góc con người nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng, tính thẩm mỹ của răng với gương mặt. Đặc biệt, trong những năm tháng đầu đời, khi trẻ bắt đầu có hiện tượng mọc răng, phụ huynh cần lưu ý để giúp trẻ có thể phát triển cơ nhai tốt, tránh việc răng bé mọc lệch vào trong, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ trong tương lai.
Đôi khi, nếu phụ huynh lơ là, không chú ý, các thói quen nghe chừng đơn giản như đẩy lưỡi, thường xuyên mút tay… cũng sẽ trở thành lý do khiến cho răng của bé mọc lệch.
Thói quen khiến răng trẻ mọc lệch vào trong
Nhiều phụ huynh thường đặt ra câu hỏi tại sao răng trẻ mọc không đồng đều, hay do đâu xảy ra tình trạng răng bé mọc lệch vào trong? Thì rất có thể là do những nguyên nhân dưới đây
Có thói quen không tốt ngay từ nhỏ
Khi còn nhỏ, trẻ thường chơi đùa, tiếp xúc với những món đồ chơi và có thói quen cho đồ vật vào miệng để khám phá, cảm nhận. Và chính thói quen này đã vô tình khiến cho răng của bé bị mọc lệch. Ngoài ra, còn một số thói quen khác cũng có thể gây ra tình trạng răng mọc lệch, không ngay hàng thẳng lối, gây mất thẩm mỹ cho hàm răng như: mút tay, bú bình thời gian dài, ngậm núm vú giả,…
Mất răng sữa từ sớm
Trong những năm tháng đầu đời, răng sữa đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ chỗ cho các răng vĩnh viễn được mọc đúng vị trí, thẳng hàng ở trên cung hàm. Do vậy, việc trẻ bị răng sữa từ sớm có thể sẽ khiến cho răng của bé bị mọc lệch, chen chúc nhau trên cung hàm…
Do yếu tố di truyền
Răng bé mọc lệch vào trong cũng có thể xuất phát từ di truyền nếu cha mẹ trẻ sở hữu hàm răng hô, mọc không đều, hô hay xương hàm kém phát triển, phát triển quá mức… lúc đó trẻ sinh ra cũng có thể sẽ bị thừa hưởng các đặc điểm đó của cha mẹ.
Trẻ có thói quen nằm sấp trong một thời gian dài
Thói quen thường xuyên nằm sấp trong một thời gian dài cũng có thể khiến cho răng của bé mọc lệch do tư thế nằm này gây nhiều áp lực lên hai vùng má, miệng của trẻ. Phụ huynh đôi khi không nhận ra tình trạng ngay tức thì nhưng càng về sau này, những bất thường trong cấu trúc răng của bé sẽ thể hiện rõ hơn. Do vậy, nếu ba mẹ thấy bé hay nằm sấp khi ngủ, nên sửa lại tư thế ngủ cho trẻ để hạn chế việc phải chỉnh răng mọc lệch cho bé.
Khối u trong khoang miệng
Nguyên nhân gây ra răng mọc lệch ở trẻ do khối u khá hiếm gặp tuy nhiên cũng không phải là không xảy ra. Bên trong khoang miệng của bé có xuất hiện một khối u làm cho răng không mọc được đúng vị trí. Nếu nguyên nhân răng mọc lệch là do khối u, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của nha sĩ nên làm gì khi răng bé mọc lệch.
Các biểu hiện răng mọc lệch ở trẻ
Phụ huynh cần quan sát, theo dõi tình trạng răng mọc không đồng đều ở trẻ sớm để có thể can thiệp kịp thời và có hướng xử lý phù hợp. Thông thường trẻ có dấu hiệu răng mọc lệch sẽ có những biểu hiện như:
- Phần hàm phía trên chìa ra nhiều, nằm bao phủ ở bên ngoài hàm dưới
- Khoảng hở ở giữa răng quá nhiều
- Hàm trên, hàm dưới không ăn khớp hoặc ăn khớp bất thường khiến cho việc nhai nuốt của trẻ trở nên khó khăn.
Răng mọc lệch có ảnh hưởng thế nào với trẻ nhỏ
Ngay khi có dấu hiệu trẻ có răng mọc lệch, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến các nha khoa uy tín để các nha sĩ tìm phương pháp xử lý phù hợp, tránh các ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, sinh hoạt của trẻ trong tương lai. Ngoài ra, răng bé mọc lệch vào trong còn gây những ảnh hưởng như:
Cản trở nhai nuốt và phát âm của trẻ
Răng của trẻ nếu mọc lệch sẽ dẫn đến bị sai khớp cắn, răng trên cung hàm không phối hợp được đồng bộ cùng với nhau. Do vậy, chức năng nhai nuốt, phát âm của trẻ cũng bị ảnh hưởng, trẻ sẽ phát âm không được tròn vần, rõ chữ, suy nhược và có thể còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Làm tổn thương xương hàm
Nếu răng bị mọc lệch, không được thẳng hàng, mọc chen chúc,… có thể gây ra tình trạng bị căng thẳng ở quai hàm, làm tổn thương xương hàm, gây đau nhức đầu, rối loạn các khớp thái dương ở hàm…
Tăng khả năng mắc bệnh răng miệng
Khi răng bé mọc lệch vào trong, trong quá trình nhai nuốt thức ăn sẽ dễ mắc kẹt vào kẽ răng, rất khó vệ sinh răng sạch sẽ. Lâu dài, thức ăn sẽ tích tụ thành các mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, gây các bệnh lý răng miệng: sâu răng, nha chu, viêm lợi, viêm tủy răng…
Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Răng mọc lộn xộn, không thẳng hàng sẽ làm cho khuôn mặt, nụ cười của trẻ kém duyên, gây mất thiện cảm đối với người đối diện. Nếu tình trạng kéo dài, trẻ có thể trở nên tự ti, nhút nhát, không tự tin trong giao tiếp.
Răng trẻ mọc lệch phải làm sao
Răng bé mọc lệch vào trong là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu thấy trẻ mọc răng không đều, đừng lo lắng. Hãy thử áp dụng một vài biện pháp sau để khắc phục tình trạng này cho trẻ nhé:
Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ
Phụ huynh nên tập thói quen cho trẻ chăm sóc, giữ vệ sinh răng miệng ngay từ bé, tốt nhất là lúc trẻ mới vừa bắt đầu mọc răng. Việc này sẽ không chỉ giúp nguy cơ răng mọc lệch còn ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Nếu trẻ muốn tự đánh răng, hãy kiểm tra sau khi thấy trẻ đã đánh xong, đảm bảo trẻ chải răng sạch sẽ. Ngoài ra, có thể vệ sinh răng miệng sớm hơn cho trẻ bằng việc dùng miếng gạc ẩm và quấn xung quanh ngón trỏ, nhẹ nhàng lau sạch nướu cho trẻ.
Loại bỏ những thói quen xấu
Việc dùng ti giả thường được nhiều phụ huynh áp dụng vì có thể giúp xoa dịu bé, làm bé dễ ngủ hơn. Tuy vậy, bạn nên ngưng việc này trước khi bé 2 tuổi để ngăn tình trạng răng mọc lệch. Ngoài ra, trường hợp bé có thói quen mút ngón tay, nên hỗ trợ trẻ bỏ tật xấu này bởi có thể ảnh hưởng đến việc mọc răng.
>>> Xem thêm:
- Làm sao khi thấy hiện tượng răng sữa mọc lệch ở trẻ nhỏ?
Tham khảo ý kiến nha sĩ
Để khắc phục răng bé mọc lệch vào trong, tốt nhất bạn nên đưa trẻ khám và tham khảo ý kiến của nha sĩ cách điều trị. Tùy vào tình trạng mọc răng của bé, nha sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp cho trẻ.
Ngăn ngừa răng mọc lệch ở trẻ nhỏ
Hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ nhỏ sẽ được ngăn ngừa bằng việc tập cho trẻ bỏ các thói quen không tốt ngay từ nhỏ:
- Không nên cho trẻ mút thay, ngậm ti lâu
- Đưa trẻ khám răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần để phát hiện, điều trị các bệnh lý về răng miệng nếu có
- Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau bữa ăn với bàn chải phù hợp, dùng kem đánh răng chứa fluor.
- Hạn chế để bé ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt vào buổi tối nhằm bị sâu răng.
- Nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, protein, đặc biệt vitamin D để hấp thụ canxi tốt nhất, giúp răng khỏe hơn.
- Hạn chế để trẻ uống kháng sinh amoxicillin sớm do kháng sinh này sẽ ảnh hưởng đến mọc răng vĩnh viễn.
Trên đây là vài thông tin về hiện tượng răng bé mọc lệch vào trong cũng như một vài biện pháp khắc phục tình trạng này. Hy vọng có thể giúp bạn chăm sóc sức khoẻ răng miệng của trẻ tốt hơn.