Cho trẻ bú bình mẹ phải biết điều này để tránh gây tử vong cho con - lưu ý ngay nhé.
Dùng bình nhựa hay bình thủy tinh?
Điều này đôi khi không phải là bạn chọn mà là con chọn. Bé có thể thích một loại bình nào đó. Một số điều bạn cần xem xét khi lựa chọn là: bình nhựa nhẹ hơn bình thủy tinh và không dễ vỡ nhưng bình thủy tinh thường bền hơn (trừ trường hợp bị rơi vỡ).
Trước đây, một số phụ huynh chọn bình thủy tinh để tránh hóa chất BPA có trong một số bình nhựa (chất BPA làm cho hệ sinh dục và não của động vật sơ sinh phát triển bất thường). Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các bình nhựa đều làm bằng nhựa PP được kiểm định an toàn nên có thể yên tâm. Vì thế, cần lựa chọn bình không chứa BPA.
Sai lầm khi cho trẻ bú bình
Cầm ngang bình sữa khi cho trẻ bú
Cầm ngang bình sữa khi cho bé bú có thể khiến không khí không lọt vào núm vú. Việc bé nuốt phải không khí thừa khi đang bú có thể khiến bé bị đầy hơi hoặc trướng bụng, nhất là đối với những bé sơ sinh.
Để lỗ núm bình quá to
Hầu hết núm vú giả được làm từ silicone hoặc cao su latex và có nhiều kiểu dáng khác nhau. Kích thước núm và độ to nhỏ của lỗ núm vú cũng có ảnh hưởng đến lượng sữa chảy nhanh hay chậm khi bé bú. Lỗ núm vú bình quá to có thể khiến sữa chảy quá nhanh, khiến bé không kịp mút sữa và dễ bị sặc.
Ngược lại, lỗ núm vú quá nhỏ khiến bé khó chịu, ‘‘bực bội’’ khi phải chờ lâu vì sữa chảy chậm. Mẹ cũng tránh sử dụng núm vú quá ngắn hay hẹp làm bé khó mút. Do đó, mẹ nên kiểm tra lỗ núm vú và tốc độ chảy sữa phù hợp cho bé.
Kê đỡ bình bằng bất cứ thứ gì khi cho trẻ bú
Kê đỡ bình bằng bất kì vật dụng gì, chẳng hạn gối, để cho trẻ bú rất nguy hiểm có thể gây sặc sữa, nhiễm trùng tai hoặc gây sâu răng. Vì vậy bạn luôn phải đảm bảo bạn hoặc người thân bế bé trong tay khi cho bé bú.
Di chuyển bé quá nhiều trong khi bú
Mẹ nên hạn chế tối đa việc di chuyển bé nhiều trong khi bé đang bú bình. Do nhiều bé không chịu bú mà các mẹ hay ẵm bé qua lại, đổi tư thế liên tục; tuy nhiên điều này sẽ làm bé bị ợ hơi và ăn không ngon miệng.
Mẹ nên tạo thói quen cho bé ngay từ nhỏ là nằm yên hoặc ngồi yên một chỗ để ăn hết bữa.
Cách bế bé bú bình
Cho bé đeo yếm hay khăn để sữa không dây vào quần áo. Bế bé lên sao cho phần đầu ở cao hơn phần cơ thể còn lại. Đưa bình sữa cho bé bú và quan sát bé ăn. Việc quan sát này giúp bạn biết khi nào bé ăn hết và tránh con có thể bị sặc. Nếu bé ăn chậm, nên thử giúp bé ợ hơi trước đó.