Bé gái 3 tuổi đi không nổi vì bệnh gout do thường xuyên được ông bà cho ăn món quen thuộc này

Chăm sóc con 25/12/2018 13:00

Bé gái 3 tuổi đi không nổi vì bệnh gout do thường xuyên được ông bà cho ăn món quen thuộc này, cha mẹ hãy biết để tránh ngay cho con.

Ông bà của Xiaomin vì muốn cháu có sức khỏe tốt nên nấu cho cô bé nhiều món canh khác nhau để thay đổi khẩu vị như canh sườn, canh từ nước thịt luộc, canh chân giò…

Kể từ khi được 1 tuổi, mỗi ngày cô bé đều uống 2 bát canh. Sau 6 tháng qua, Xiaomin đột nhiên bị đau chân, tuy nhiên mỗi khi thức dậy, cơn đau lại biến mất nên gia đình nghĩ rằng do cô bé nghịch ngợm nên bị thương.

Bé gái 3 tuổi đi không nổi vì bệnh gout do thường xuyên được ông bà cho ăn món quen thuộc này - Ảnh 1

Rồi một đêm, sau khi Xiaomin sau khi ăn bát canh đậu phụ, mắt cá chân đột nhiên sưng đỏ, đau tới mức không thể đi được. Cô bé bật khóc nức nở nên gia đình vội vàng đưa tới bệnh viện.

Từ các kết quả xét nghiệm, bé được chẩn đoán là bị bệnh gút. Thực tế, cha của Xiaomin cũng bị bệnh gút nên có thể cô bé cũng bị di truyền và việc hàng ngày đều ăn 2 bát canh được nấu từ nước luộc của các thực phẩm như sườn, thịt,… chính là chất xúc tác làm cho bệnh gút của cô bé tiến triển nhanh hơn.

Làm thế nào để cha mẹ phát hiện ra bệnh gút sớm ở trẻ?

Các triệu chứng điển hình nhất của bệnh gút ở trẻ là đau khớp ở ngón chân cái. Thời gian đau kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày, và thuyên giảm trong vòng một tuần.

Một số bé có thể đau bắt đầu từ mắt cá chân, đầu gối không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp không có tác động hoặc tổn thương da, trẻ đột nhiên bị đỏ và sưng khớp, các cơn đau nhức kéo dài quá 24 giờ, sau đó dần dần giảm đi.

Các biến chứng kinh khủng của bệnh guot đó là:

- Hạt tophi: Đây là biểu hiện của gút mạn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giảm tự tin giao tiếp xã hội, giảm chức nặng vận động khớp.

Dò hạt tophi khó liền: Đường vào của vi khuẩn gây nhiễm trùng khớp, nếu trên nền bệnh nhân suy giảm miễn dịch do corticoid thì rất dễ nhiễm trùng huyết.

- Biến chứng thận: Sỏi urat của thận: là loại sỏi không cản quang, chỉ có thể phát hiện qua siêu âm hệ tiết niệu. Viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng hệ tiết niệu do ứ nước ứ mủ do sỏi urat.

Suy thận mạn: Làm giảm thải acid uric, tăng nguy cơ bị cơn gút cấp, khó khăn khi dùng thuốc chống viêm.

- Viêm tĩnh mạch nông chi dưới: Cần điều trị bằng colchicin. Thường gặp ở các bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa đi kèm: tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu, béo trung tâm...

Ngoài ra, khi điều trị bệnh cũng có thể xảy ra các biến chứng như: Biến chứng do dùng chống viêm giảm đau: Viêm loét dạ dày tá tràng, ruột non. Tăng đông ở bệnh nhân bị chứng mạch vành. Tăng suy thận. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Hãy đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu bệnh sau đây kẻo hối không kịp

Các mẹ hãy cẩn trọng với những dấu hiệu bệnh sau ở trẻ, bởi đó có thể là biểu hiện của những căn bệnh nguy hại đe dọa đến tính mạng của trẻ do hệ miễn dịch còn non yếu.

TIN MỚI NHẤT