Bác sĩ Thiệu Khánh Lượng cho biết, thủ phạm dẫn đến đứa trẻ bị sỏi thận chính là việc người mẹ đã bổ sung canxi một cách mù quáng. Sau khi nghe bác sĩ nói, mẹ Tiểu Đào bật khóc vì hối hận.
- Bé trai 2 tuổi phải sống thực vật sau khi ăn ốc, khiến cả gia đình ôm hận
- Bé gái 12 tháng liệt dây thần kinh ngoại biên do nằm điều hòa: BS khuyến cáo cách chăm sóc con an toàn
Bác sĩ Thiệu Khánh Lượng, trưởng Khoa Nhi của Bệnh viện thứ 4 Đại học y Cáp Nhĩ Tân sau khi khám cho đứa trẻ thì phát hiện 2 bên thận của cậu bé chứa đầy sỏi. Sỏi thận ở trẻ sơ sinh là bệnh hiếm gặp, rốt cuộc là nguyên nhân gì khiến đứa trẻ nhỏ như vậy đã bị sỏi thận?
Sau nhiều lần đặt câu hỏi, mẹ Tiểu Đào mới nói ra ngọn nguồn, hóa ra đứa trẻ sau khi sinh không lâu, trong cổ họng luôn luôn có đờm, khi thở giống như gà gáy, điều này khiến mẹ Tiểu Đào vô cùng lo lắng, đưa đứa trẻ đến bệnh viện kiểm tra phát hiện Tiểu Đào bị khò khè bẩm sinh, mềm sụn thanh quản. Vì một phần nguyên nhân gây bệnh là do thiếu canxi, khi Tiểu Đào bắt đầu từ 3 tháng tuổi, liên tục được mẹ bổ sung canxi mỗi ngày.
Bác sĩ cho biết, khi cơ thể hấp thu quá nhiều canxi, thận sẽ phải làm việc nhiều để thải lượng dư thừa, lâu ngày sẽ gây sỏi thận. Đặc biệt, nếu uống quá liều, uống vào buổi tối, lượng canxi không hấp thụ hết có thể tích tụ, gây vôi hóa thận, sỏi mật, táo bón, tăng canxi trong máu.
Do Tiểu Đào còn quá nhỏ, không có biện pháp nào để can thiệp để lấy sỏi trong cơ thể, bác sĩ kiến nghị gia đình cho trẻ uống nhiều nước, để cơ thể tự bài tiết sỏi ra ngoài, trước mắt chỉ yêu cầu mỗi ngày bổ sung vitamin D đúng giờ.
Bác sĩ nhắc nhở: Đối với trẻ bị khò khè bẩm sinh, vì sụn thanh quản của trẻ dần phát triển theo thời gian, nó có thể tự thuyên giảm từ 1 năm đến 1 năm rưỡi. Nếu cần bổ sung canxi cho trẻ, cha mẹ cũng không được tự ý bổ sung mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi.
Chú ý gì khi bổ sung canxi cho trẻ?
Việc uống canxi với liều lượng cao, quá lâu có thể dẫn đến sỏi thận, vôi hóa động mạch. Một số người trung niên thường tự ý bổ sung canxi mà không tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc nên thường bị quá liều. Khi quá tải canxi, người bệnh thường khát nước, đi tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn nhịp tim. Nếu gặp các biểu hiện như vậy, người dùng nên dừng uống canxi và đi khám bác sĩ để được điều trị.
Việc uống canxi cũng phải biết cách, nếu không uống vào cơ thể lại đào thải ra hết.
- Nên uống canxi vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 1h, vì ánh nắng có thể làm tăng khả năng hấp thụ canxi. Dùng canxi làm nhiều lần trong ngày.
- Không ăn quá mặn vì có thể tăng thải canxi qua nước tiểu.
- Không uống canxi cùng với sữa và các chế phẩm của sữa.
- Không nên uống chung canxi với sắt cũng như một số khoáng chất khác như kẽm, đồng… cùng một lúc mà nên tách ra sáng, chiều, tối…
- Hạn chế sử dụng thuốc lá và rượu vì sử dụng hai thứ này cũng khiến cơ thể khó hấp thu canxi.