7 căn bệnh di truyền từ bố mẹ sang con, bệnh thứ 4 ai cũng giật mình

Chăm sóc con 24/06/2019 13:45

Là bậc cha mẹ ai cũng mong muốn con mình sinh ra luôn được khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhưng có những trường hợp trẻ mắc phải những căn bệnh di truyền từ bố mẹ, mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng không biết được.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một rối loạn di truyền, vì vậy nếu cả bố và mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Nếu một trong hai bố hoặc mẹ mắc bệnh thì sẽ làm tăng nguy cơ ở con chứ không chắc chắn. Chế độ ăn uống, lối sống, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Vì vậy, với những người có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường thì nên bắt đầu thực hiện các thay đổi nhỏ trong lối sống của mình như cắt giảm lượng đường, tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần.

7 căn bệnh di truyền từ bố mẹ sang con, bệnh thứ 4 ai cũng giật mình - Ảnh 1

Bệnh cận thị

Nếu bố hoặc mẹ khi sinh ra bị cận thị bẩm sinh thì tỷ lệ di truyền cho con là rất cao. Ngoài ra mức độ di truyền này có phụ thuộc vào độ cận thị, nếu bố mẹ bị cận thị nhưng không phải do di truyền bẩm sinh mà là bị cận thị do thói quen sinh hoạt hàng ngày thì tỷ lệ di truyền cho con sẽ thấp, nhưng nếu bố hoặc mẹ bị cận thị độ cận thị cao từ 6 đi- ốp trở lên thì tỷ lệ di truyền cho con sẽ cao.

Dị ứng

Giống như chứng đau nửa đầu, khả năng con bạn mắc bệnh dị ứng là 50 -50, nếu vợ chồng bạn có một người bị dị ứng. thì Và nguy cơ bị bệnh của bé sẽ càng lớn hơn nếu cả hai cùng bị dị ứng. Tuy nhiên, do sự di truyền này chỉ là dị ứng mẫn cảm, nên bé không hoàn toàn dị ứng với những thứ giống cha mẹ.

7 căn bệnh di truyền từ bố mẹ sang con, bệnh thứ 4 ai cũng giật mình - Ảnh 2

Những dấu hiệu dị ứng thường thấy ở các bé là: cảm lạnh, viêm xoang hay nhiễm trùng tai, thường xuyên sổ mũi, nghẹt mũi. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng đi kèm như ngứa mắt, nổi mẩn, phát ban, thở khò khè, ho mãn tính. Những dấu hiệu này cũng gần giống với những dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên mang bé tới bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Đối với những trường hợp nhẹ, con bạn có thể chỉ cần uống thuốc kháng histamin, và sử dụng thuốc nhỏ mũi, mắt theo trình tự phù hợp. Nếu con bạn có những triệu chứng nghiêm trọng hơn, có thể bé sẽ được chích ngừa dị ứng, vì liệu pháp miễn dịch cũng có tác dụng tốt trong trường hợp này.

Stress

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã tìm ra bằng chứng chắc chắn đầu tiên cho thấy biến thể gen có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở người.

Vì vậy, nếu người thân trong gia đình có tiền sử bệnh trầm cảm, hưng cảm, rối loạn tâm thần… thì phải chú ý xem trẻ nhỏ có tình trạng khó chịu, lo lắng, sự tập trung giảm sút và chán ăn hay không để gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bệnh cao huyết áp

Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh cao huyết áp có thể có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh cao huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Vì vậy, những người mà tiền sử gia đình có người thân bị cao huyết áp càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ mới có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp.

7 căn bệnh di truyền từ bố mẹ sang con, bệnh thứ 4 ai cũng giật mình - Ảnh 3

Điều này có thể được thực hiện bằng cách tập thể dục, ngồi thiền và tập thở. Đồng thời cũng nên giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày bằng cách tránh các thực phẩm đóng gói và những thực phẩm có chất bảo quản.

Bệnh tim

Nếu một trong hai người, cha hoặc mẹ bạn có bệnh tim, thì nguy cơ bạn bị bệnh là khó tránh khỏi. Nếu bạn hút thuốc hoặc uống rượu, nguy cơ của bệnh tim mạch còn cao hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách giữ một mức cholesterol ổn định sau khi 30 tuổi.

Do vậy, bạn cũng nên giữ cho trọng lượng của mình ở mức vừa phải và bắt đầu tập thể dục để giảm lượng chất béo không lành mạnh trong chế độ ăn uống để giữ cho trái tim khỏe mạnh.

Bệnh xương khớp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh phổ biến và có tính chất di truyền. Với những người có mẹ đã bị viêm khớp thì sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn 50% so với người bình thường. Mặc dù các liên kết di truyền là thấp, nhưng nó có thể được truyền từ cha mẹ cho con. Để ngăn ngừa các bệnh về khớp, nên bổ sung các khoáng chất trong chế độ ăn uống như canxi và phốt pho trong chế độ ăn uống của bạn. Các bài tập như đi bộ hoặc chạy sẽ giữ cho đầu gối của bạn luôn trong tình trạng tốt. Duy trì tư thế đúng để bảo vệ cột sống tránh các thiệt hại.

Nếu mẹ của bạn đã được chẩn đoán dễ bị bị loãng xương, gãy xương hoặc thậm chí chỉ đơn giản là xương mỏng, nhỏ xương… thì bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của xương của mình. Cấu trúc xương bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tính di truyền và có tính tương quan đáng kể về kích thước, độ dày, mật độ xương. Mức độ loãng xương của mẹ bạn có thể cho bạn biết kích thước hay độ dày của xương, bạn có nguy cơ loãng xương hay không. Nhưng việc chăm sóc xương khỏe mạnh lại phụ thuộc vào bạn vì sức khỏe xương của bạn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thói quen sống, bệnh tật mà bạn mắc phải.

5 dấu hiệu mẹ cần cho con đi khám mắt nếu không muốn ân hận cả đời, nhất là điều thứ 3

Khi bé có một trong những dấu hiệu dưới đây mẹ cần cho bé khám bác sĩ để bệnh tình của con không nặng thêm.

TIN MỚI NHẤT