Trong những năm tháng hình thành nhân cách của trẻ, cha mẹ cần giúp con phân biệt giữa nói thật và nói dối.
- Bé bị đau mắt đổ nhiều ghèn: Mẹ phải làm sao?
- Dù thu được hơn 100 tỷ 1 bộ phim nhưng Lý Hải vẫn dạy con những điều giản dị, làm sinh nhật nhỏ thân mật cho con
Các báo cáo cho thấy trẻ nhỏ không hoàn toàn hiểu được sự khác biệt giữa nói dối và nói thật cho đến khi trẻ lên 4 tuổi.
Do đó, việc con nhỏ của bạn nói dối có thể là do 3 động cơ chính.
Xác định nguyên nhân của lời nói dối sẽ giúp bạn tìm được giải pháp đối phó phù hợp nhất.
Dưới đây là 3 kiểu nói dối phổ biến của trẻ và lý do tại sao trẻ lại nói dối.
1. Trẻ thêu dệt thế giới giả tưởng của riêng mình
Trẻ nhỏ thường bịa ra những lời nói dối rất khó tin.
Ví dụ, trẻ có thể nói rằng: "Đêm qua con đã đi du lịch đến các vì sao", hoặc "Con là siêu nhân".
Khi đó, bạn cần hỏi lại trẻ xem chúng có coi đây là sự thật không, hay chúng muốn điều đó trở thành sự thật.
Câu hỏi này sẽ giúp con trẻ hiểu được sự khác biệt giữa thực tế và tưởng tượng, hư cấu.
Bạn phải đảm bảo rằng con bạn chỉ đang chơi trò giả vờ chứ không phải bị hoang tưởng.
2. Trẻ nói dối để thoát khỏi rắc rối.
Nhiều đứa trẻ nói dối để thoát tội.
Khi đó, hãy cho trẻ biết rằng bạn sẽ kiểm chứng lại nhiều lần lời nói của trẻ, và lời nói dối sẽ bị phát hiện.
Trẻ cũng có thể sử dụng lời nói dối để vượt qua các tiêu chuẩn hoặc để đạt được những gì chúng muốn, đó là lời nói dối để trốn tránh trách nhiệm.
Kiểu nói dối này có thể gồm cả việc cắt bớt, bỏ qua hoặc chỉ nói ra một phần sự thật.
Ví dụ, con có thể nói muốn đi vệ sinh để tránh làm việc nhà, và sau đó trốn luôn không quay lại.
3. Trẻ khoác lác để thu hút sự chú ý
Một đứa trẻ khoác lác những câu chuyện cao siêu có thể là để tìm kiếm sự chú ý hoặc vì có lòng tự trọng thấp.
Thay vì nói dối, bạn có thể giúp con đạt được điều này bằng cách phát triển các kỹ năng giao tiếp mới và tham gia vào các hoạt động giúp tăng cường lòng tự trọng.
(Theo Pinkvilla)