Có người quen đến thăm, họ vạch áo bé lên chỉ cho mẹ thấy mấy cọng lông tơ trên người bé, rồi nói bé bị đẹn lông, cần phải lấy lá trầu không hơ nóng đắp lên người, rồi chà lá trầu lên da của bé, bé mới hết khóc đêm.
- 'Bác sĩ Hà Duy Thọ' nổi tiếng Facebook chữa bệnh không phép chính thức bị xử phạt hơn 100 triệu đồng
- Tái phát ung thư vú khi mang song thai, người mẹ quyết tâm giữ con bất chấp nguy hiểm, khoảnh khắc 'da kề da' thiêng liêng khiến ai cũng vỡ oà
Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, bé sơ sinh mới sinh được ba tuần, tự nhiên bé quấy khóc không dỗ được. Cứ đầu hôm là bé khóc, hai tay bé siết chặt, chân co lên bụng, vặn vẹo mình mẩy, mặt đỏ tươi giống như đang bị đau đớn lắm.
Có người quen đến thăm, họ vạch áo bé lên chỉ cho mẹ thấy mấy cọng lông tơ trên người bé, rồi nói bé bị đẹn lông, cần phải lấy lá trầu không hơ nóng đắp lên người, rồi chà lá trầu lên da của bé, bé mới hết khóc đêm.
Mẹ làm theo lời mách bảo, nhưng mới chà có một lần, da bé đỏ lên như con tôm luộc, mẹ sợ quá nên ẵm đến bác sĩ khám.
Bác sĩ khám cho bé, hỏi han tỉ mỉ tình hình bé bú, ngủ, tiêu tiểu, khóc như thế nào. Bác sĩ trấn an mẹ: "Tôi đã khám kỹ cho bé rồi, hiện tại sức khỏe bé bình thường, chị đừng lo nhé.
Có hai vấn đề chị cần quan tâm, thứ nhất bé không có bị đẹn lông, vì vậy không nên chà xát lá trầu lên da của bé, nó không có lợi mà gây hại thêm.
Những sợi lông tơ trên người bé có rất nhiều lợi ích, trong đó nó giúp bé chống lạnh. Lá trầu kích ứng làn da mỏng manh của bé khiến da bé đỏ lên, dễ bị nhiễm trùng, vì vậy chị đừng dùng lá trầu nữa.
Thứ hai, nguyên nhân bé khóc đêm, tôi nghĩ bé bị chứng khóc dạ đề, là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé đâu".
Bác sĩ vừa giải thích, vừa cấp toa thuốc chăm sóc da bé bị đỏ, vừa dặn chị tái khám.
Dẫn tin từ báo Pháp luật Việt Nam, Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Thị Thu Hà - Phó Trưởng khoa hồi sức cấp cứu sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định, “lông đẹn” là lớp lông nhỏ, mỏng, mọc trên da của trẻ, được hình thành ngay từ trong thai kỳ. Lớp lông này thực chất không gây ngứa, trừ trường hợp lỗ chân lông bị viêm. Cho nên không thể nói nhờ được tẩy hết lớp lông đẹn mà trẻ hết vặt mình.
Vặn mình là một biểu hiện không phải bất thường ở trẻ, vặn mình đối với những trẻ từ 1-2 tháng, hoặc dưới 2 tháng tuổi thì đó là một giai đoạn phát triển bình thường, thời gian có thể kéo dài từ 1- 2 tuần hoặc 2-3 tuần. Vặn mình có thể xuất hiện ở một số trẻ nhỏ, có trẻ có, có trẻ không và việc đó cũng không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
“Các bà mẹ nên yên tâm, nếu trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, vẫn tăng cân theo chu trình bình thường và trẻ vẫn tiêu hóa được thì không có vấn đề gì cả và trẻ sẽ tự hết. Trừ khi trẻ bị vặn mình nhiều dẫn đến tình trạng nôn trớ, hoặc trẻ khó ngủ, quấy khóc, hoặc kèm theo những triệu chứng khác như khó ngủ, vã mồ hôi, ngủ ít hơn, ăn ít hơn và trớ thì lúc đó mới nhận thấy những biểu hiện ở trẻ còi xương sớm, nên đưa trẻ đi khám.
Do đó, việc tẩy lông cho trẻ sơ sinh là điều không cần thiết, bên cạnh đó thói quen tắm cho trẻ hoặc đắp rốn bằng những loại lá cây, thuốc nam, thuốc đông y,… không rõ nguồn gốc có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của các bé” - bác sĩ Hà nhấn mạnh.
Mạng xã hội ngày càng phát triển, đây cũng là diễn đàn để các mẹ chia sẻ kinh nghiệm nuôi con tiện lợi nhất và dễ dàng cập nhật những thông tin liên quan đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải chia sẻ nào các mẹ cũng có thể làm theo được bởi vậy mỗi người hãy là một bà mẹ thông thái và biết lựa chọn thông tin bổ ích, khoa học để áp dụng cho con em mình.