Lễ Vu Lan chính là ngày 15/7 hàng năm theo lịch âm. Theo đó, năm nay, lễ Vu Lan rơi vào Chủ nhật, ngày 18/8 dương lịch.
- Những lời chúc ý nghĩa nhất dành tặng cha mẹ dịp lễ Vu Lan báo hiếu 2023
- Dở khóc dở cười mùa Vu Lan báo hiếu: Sống hắt hủi, chết đốt cả núi vàng mã, hóa ra chữ hiếu được đo bằng 'giấy'
Ngày lễ Vu lan là ngày nào?
Lễ Vu lan (ngày 15/7 âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo. Đặc biệt, ngày này cũng trùng với ngày "xá tội vong nhân" – ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để vong hồn từ nơi địa phủ có thể trở lại cõi trần - theo phong tục Á Đông.
Không đơn thuần là ngày lễ tôn giáo, ngày lễ Vu lan còn là dịp để con cháu báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên. Năm nay, lễ Vu Lan rơi vào Chủ nhật, ngày 18/8 dương lịch.
Vì sao có nghi thức hoa hồng cài áo trong ngày lễ Vu lan?
Trong ngày lễ Vu lan, người Việt Nam có nghi thức bông hồng cài áo. Nghi thức này thường được tổ chức trong ngày lễ Vu Lan tại các ngôi chùa Việt Nam để tưởng nhớ những người mẹ đã khuất và vinh danh những người mẹ còn tại thế với con cháu.
Trong nghi thức đó, các phật tử với 3 giỏ hoa hồng (màu đỏ, màu hồng, màu trắng và màu vàng) sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ. Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời; bông hồng màu hồng cho những người còn mẹ mất cha; bông hồng trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời; bông hồng màu vàng dành cho các tu sĩ - người đã xuất gia - đền đáp ân tình mẹ cha.
Được biết, nghi thức này chỉ mới xuất hiện khoảng 60 năm nay. Về nguồn gốc của nghi thức bông hồng cài áo, theo Đại đức Thích An Đạt (chùa Thiên Trúc, quận 7, TP.HCM), thiền sư Thích Nhất Hạnh là người đề xuất nghi thức này.
Trong chuyến thăm Nhật Bản thập kỷ 1960, thiền sư thấy người Nhật Bản cài hoa cẩm chướng lên ngực trong lễ Vu lan, những người mất mẹ cài hoa màu trắng, người còn mẹ cài hoa đỏ. Khi chuyển hóa hình thức này về Việt Nam, ông chọn hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu lan báo hiếu. Nghi thức này được phổ biến và duy trì đến nay.