Rau muống là loại rau rất thông dụng, chứa nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên, lại “cực độc” đối với 5 nhóm người sau đây.
- Khi xào rau muống hãy nhớ 3 mẹo này: Rau muống sẽ xanh tươi, không bị đen và càng ngon hơn
- Ngỡ ngàng công dụng tuyệt vời khi kết hợp rau muống với thịt bò: Mách nhỏ bí quyết cho món xào thơm ngon, ngọt mềm!
Rau muống là món rau quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình. Nó được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng nên rất được yêu thích. Không những vậy, loại rau dân dã này còn có nhiều công dụng cực tốt cho sức khỏe.
Được biết, rau muống vị ngọt, tính mát. Theo đông y, rau muống có tác dụng giải nhiệt, thông tiểu tiện, chữa táo bón, đái dắt. Trong rau muống có nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, calci, phốt pho, sắt, vitamin B1, B2, C, PP…
Trong Đông Y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt. Dân gian dùng rau muống để phòng và chữa một số chứng bệnh thường gặp.
Một số công dụng của rau muống đối với sức khỏe
Giảm lượng cholesterol xấu: Nếu đang ở chế độ ăn kiêng và cần giảm cholesterol tự nhiên thì không thể bỏ qua rau muống. Thực phẩm này không chỉ giàu chất xơ mà còn giúp giảm cholesterol và triglycoside của cơ thể, nhất là cholesterol xấu.
Tốt cho gan: Rau muống còn có khả năng điều chỉnh enzym giải độc với đặc tính xác định gốc tự do và chống oxy hóa. Vì thế, rau muống giúp cơ thể được bảo vệ trước các tổn thương ở gan gây ra bởi hóa chất độc hại.
Phòng ngừa thiếu máu: Để hình thành nên hồng cầu không thể thiếu sắt. Rau muống chứa hàm lượng sắt cao nên rất tốt với người bị thiếu máu do thiếu sắt, nhất là thai phụ.
Tốt cho mắt: Hàm lượng lớn vitamin A, carotenoid và lutein rất quan trọng với sức khỏe của mắt. Vì thế, duy trì chế độ ăn hợp lý với rau muống sẽ làm tăng nồng độ glutathione, nhờ đó mà phòng ngừa được bệnh đục thủy tinh thể.
Những người tuyệt đối không nên ăn rau muống
Người đang có vết thương: Với những người đang có vết thương trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da. Thậm chí, sẽ khiến cho chỗ da mới mọc bị ngứa nhiều hơn. Vì thế, chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã khỏe hẳn, da đã lành lại mà thôi.
Người hệ tiêu hóa yếu: Ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.
Người đang uống thuốc: Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thi không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.
Người mắc bệnh gout, sỏi thận: Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.
Người mắc bệnh viêm khớp: Nếu bạn gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.