Nếu bạn bổ sung vào nước những thứ sau đây thì sẽ có tác dụng hạ đường huyết, bổ thận hiệu quả.
- Loại nước được chuyên gia Mỹ công nhận khả năng tăng cường miễn dịch cho ngày lạnh
- Loại nước nhiều canxi hơn sữa bò, kiểm soát đường huyết còn giúp chắc khỏe xương: Sẵn có ở Việt Nam
1. Mướp đắng khô
Mướp đắng là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong căn bếp nhiều gia đình Việt. Ngoài là nguyên liệu để chế biến các món ăn ngon, mướp đắng có thể phơi khô và chế biến thành nước uống mang lại nhiều công dụng vàng cho sức khỏe. Nổi bật trong số đó là công dụng hạ đường huyết và dưỡng thận cho cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng chứa một hợp chất giống insulin gọi là polypeptid-p hoặc p-insulin. Chất này được chứng minh là có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Một nghiên cứu trên tạp chí Journal Ethnopharmacology vào năm 2011 cũng cho thấy việc dùng 2.000mg mướp đắng mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể lượng đường huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2. Polypeptide P trong mướp đắng là 1 chất chống tăng đường huyết nên người bị tiểu đường có thể yên tâm sử dụng.
Theo Tiến sĩ Anju Sood - nhà dinh dưỡng học có trụ sở tại Bangalore (Ấn Độ), một trong những cách tốt nhất để sử dụng mướp đắng hiệu quả đó là ngâm với nước nóng uống buổi sáng. Thức uống này có tác dụng chống viêm, làm giảm mức cholesterol xấu, cũng như cải thiện biến chứng đau tim và đột quỵ".
Không chỉ là thức uống tốt cho người tiểu đường, những người bị sỏi thận cũng có thể tiêu thụ loại nước này để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Theo đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dùng nước mướp đắng mỗi ngày có khả năng làm tiêu sỏi một cách tự nhiên và đào thải chúng qua đường nước tiểu. Từ đó giúp làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu và giảm đau do sỏi thận. Để đạt được hiệu quả, mọi nên kiên trì sử dụng mướp đắng mỗi ngày trong một thời gian (khoảng 1 - 2 tháng hoặc cho đến khi bệnh giảm dần). Tuy nhiên, cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
2. Râu ngô
Râu ngô là phần sợi dài, nhỏ nằm bên trong bắp ngô. Nhiều người thường có thói quen gỡ bỏ phần râu khi ăn ngô mà không biết rằng thứ hay bị bỏ đi này cũng là một vị thuốc tốt. Theo đó, râu ngô phơi khô đem pha nước nóng là thức uống lành tính có lợi cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrition and Metabolism vào năm 2009 cho thấy, nước râu ngô hỗ trợ tạo ra insulin trong cơ thể con người, cải thiện các vấn đề về đường huyết. Bên cạnh đó, sử dụng râu ngô có thể làm tăng lưu lượng nước tiểu và ngăn ngừa tình trạng tạo cặn trong thận, từ đó giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước râu ngô hàng ngày có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như suy tim sung huyết hay bệnh về thận mãn tính. Đây cũng là lý do mà loại nước này còn được mệnh danh là "thần dược" giải độc cho cơ thể.
3. Lúa mạch
Nước nóng kết hợp với lúa mạch cũng là công thức tuyệt vời giúp hạ đường huyết. Theo đó, lúa mạch có chứa nhiều chất xơ không hòa tan, được khuyến khích cho bệnh nhân tiểu đường vì giúp làm chậm quá trình chuyển hóa glucose, hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường type 2. Theo nghiên cứu năm 2015 của Đại học Lund (Thụy Điển), ăn thực phẩm làm từ hạt lúa mạch cho ba bữa chính trong ba ngày cải thiện quá trình trao đổi chất và kiểm soát thèm ăn, độ nhạy insulin. Lượng đường trong máu và mức insulin cũng giảm.
Bên cạnh đó, nước lúa mạch cũng cải thiện chức năng thận và có thể được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận. Các đặc tính chống oxy hóa của lúa mạch cũng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Tuy nhiên bạn cần uống trà lúa mạch không đường để đạt được lợi ích.
(Tổng hợp)