Lộ diện "thủ phạm" của đảo rác khổng lồ trên Thái Bình Dương: Là hoạt động nuôi sống hàng triệu người

Thế giới 09/09/2022 09:45

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một nguồn rác thải nhựa chính cho đảo rác khổng lồ trên Thái Bình Dương.

Đại dương đã bị phủ kín bởi hàng triệu tấn rác thải từ con người suốt vài thập kỷ qua. Trong số đó, đảo rác Thái Bình Dương, hay còn gọi là đảo rác Bắc Thái Bình Dương là một trong những "thành tích" nổi bật nhất về kích cỡ khi "quy tụ" đến khoảng 80.000 tấn nhựa - và con số đó vẫn chưa dừng lại.

Lộ diện 'thủ phạm' của đảo rác khổng lồ trên Thái Bình Dương: Là hoạt động nuôi sống hàng triệu người - Ảnh 1
Lộ diện 'thủ phạm' của đảo rác khổng lồ trên Thái Bình Dương: Là hoạt động nuôi sống hàng triệu người - Ảnh 2

Phần lớn rác thải đại dương bắt nguồn từ việc các con sông mang chúng ra biển sau khi bị xả thải bởi con người. Tuy nhiên, nguồn gốc của các mảnh rác trôi nổi sẵn ngoài khơi vẫn chưa được tìm hiểu rõ, cho tới gần đây. Một nghiên cứu mới được đăng tải trên trang Scientific Reports chỉ ra một nguồn rác quan trọng cho đống rác khổng lồ này: ngành công nghiệp đánh bắt cá.

Lộ diện 'thủ phạm' của đảo rác khổng lồ trên Thái Bình Dương: Là hoạt động nuôi sống hàng triệu người - Ảnh 3

Theo phân tích của dự án phi lợi nhuận Ocean Cleanup, từ 75 đến 86% lượng nhựa trôi nổi trong đảo rác Thái Bình Dương đến từ các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ngoài khơi. Các quốc gia có nền đánh bắt cá công nghiệp hóa lớn, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan và Canada, là những nước đóng góp chính cho chất thải từ hoạt động đánh cá.

Laurent Lebreton, tác giả chính và trưởng nhóm nghiên cứu của Ocean Cleanup, cho biết: "Những phát hiện đó nhấn mạnh sự đóng góp của các quốc gia đánh bắt công nghiệp đối với vấn đề toàn cầu này".

Lộ diện 'thủ phạm' của đảo rác khổng lồ trên Thái Bình Dương: Là hoạt động nuôi sống hàng triệu người - Ảnh 4

Theo Ocean Cleanup, đảo rác Thái Bình Dương có diện tích khoảng 1,6 triệu km2 tức gấp khoảng 3 lần nước Pháp và gấp 5 lần diện tích Việt Nam và nằm giữa Bờ Tây của Bắc Mỹ với Nhật Bản, là một trong số những xoáy nước trong đại dương, nơi chất thải tích tụ. 

Nó được tạo ra bởi các dòng hải lưu xoáy khi mỗi dòng xoáy sẽ khuấy động và nghiền nhựa thành các mảnh nhỏ khó phân hủy, như một máy xay tự nhiên, khiến chúng rất khó để dọn. Lebreton cho biết lưới bắt sinh vật phù du được sử dụng để thu thập các vi nhựa này, thường có kích thước không quá 5mm. Một vấn đề nữa là rất khó để truy nguồn loại rác ô nhiễm bé xíu này.

Lộ diện 'thủ phạm' của đảo rác khổng lồ trên Thái Bình Dương: Là hoạt động nuôi sống hàng triệu người - Ảnh 5

Một tàu thu gom rác của Ocean Cleanup.

Kể từ năm 2018, Ocean Cleanup đã làm việc để loại bỏ các mảnh vụn rác lớn hơn, ít phổ biến hơn nhưng cũng dễ nhận dạng hơn. Phương pháp tiếp cận của nhóm là sử dụng các tàu kéo một lưới chắn hình chữ U dài trên mặt nước, dẫn các mảnh nhựa lớn hơn vào hệ thống hứng.

Lebreton cho biết: "Điều này đã mang đến cho chúng tôi một cơ hội độc đáo để nghiên cứu các mảnh rác bằng nhựa lớn hơn vốn không phải là trọng tâm của các nỗ lực nghiên cứu trước đây".

Trong một nhiệm vụ năm 2019, hệ thống của họ đã kéo hơn 6.000 vật thể bằng nhựa có kích thước lớn hơn 5cm - được quy định là ngưỡng cho các mảnh vụn lớn. Trong khi 1/3 trong số đó không thể nhận dạng được, nhóm nghiên cứu đã phân loại ra các mảnh hộp đựng cá, miếng tách hàu và bẫy lươn. Dụng cụ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản này là loại nhựa cứng phổ biến thứ 2 được thu thập, chiếm 26%.

Lộ diện 'thủ phạm' của đảo rác khổng lồ trên Thái Bình Dương: Là hoạt động nuôi sống hàng triệu người - Ảnh 6

Một phần lớn rác thải là ngư cụ.

Lộ diện 'thủ phạm' của đảo rác khổng lồ trên Thái Bình Dương: Là hoạt động nuôi sống hàng triệu người - Ảnh 7

Các nhà nghiên cứu phân tích mẫu rác để biết nguồn gốc của chúng.

Tương tự như các lĩnh vực còn lại của nền kinh tế, ngành đánh bắt thủy hải sản sử dụng nhựa vì trọng lượng nhẹ và chi phí sản xuất rẻ. Những loại nhựa đó có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ mà không bị phân hủy.

Lebreton nói: "Chúng tôi đã tìm thấy một chiếc phao đánh cá có từ những năm 60 và một chiếc thùng từ những năm 70, vì vậy chúng hẳn đã được tích tụ theo thời gian". Ông lưu ý rằng ngành công nghiệp đánh bắt cá chỉ mới được mở rộng kể từ thế kỷ trước. "Hơn một nửa bề mặt đại dương hiện đang bị đánh bắt, làm tăng khả năng ngư cụ bị mất, bị loại bỏ hoặc bị bỏ rơi trên đại dương".

Theo một nghiên cứu năm 2020 của tổ chức này, nhìn chung, các mảnh vụn trong đảo rác Thái Bình Dương ngày càng tăng về mật độ và kích thước. Lebreton cho biết: "Điều này cho thấy tình hình đang trở nên tồi tệ hơn, và sản lượng nhựa đang tăng theo cấp số mũ trong 2 thập kỷ qua". Do đó, việc nghiên cứu nguồn gốc ô nhiễm càng quan trọng cho các ứng phó trong tương lai.

Lộ diện 'thủ phạm' của đảo rác khổng lồ trên Thái Bình Dương: Là hoạt động nuôi sống hàng triệu người - Ảnh 8

Điều này cho thấy tình hình đang trở nên tồi tệ hơn, và sản lượng nhựa đang tăng theo cấp số mũ trong 2 thập kỷ qua.

Laurent Lebreton, trưởng nhóm nghiên cứu Ocean Cleanup

Dự án Ocean Cleanup có mục tiêu đầy tham vọng là loại bỏ 90% rác thải nhựa trên biển vào năm 2040. Kể từ năm ngoái, hệ thống được nâng cấp của nhóm đã thu gom được hơn 100.000kg nhựa trôi nổi trên biển. 

Tuy nhiên, các nhà sinh vật học biển đã bày tỏ sự hoài nghi về hiệu quả của những nỗ lực làm sạch như vậy và nêu lên những lo ngại nghiêm trọng rằng kỹ thuật của họ có thể gây hại cho động vật ngoài thiên nhiên, lấy ví dụ như việc sử dụng lưới mắt nhỏ để thu thập nhựa.

Lebreton nói rằng những nỗ lực của tổ chức phi lợi nhuận không phải là giải pháp lâu dài: "Cuối cùng thì chúng tôi cũng muốn không phải làm nữa", ám chỉ việc tổ chức chỉ dừng lại khi đại dương đã sạch bong. 

Lộ diện 'thủ phạm' của đảo rác khổng lồ trên Thái Bình Dương: Là hoạt động nuôi sống hàng triệu người - Ảnh 9

Ông nói, cách tốt nhất để giảm thiểu rác thải nhựa ở những vùng nước này là ngăn chặn nó tại nguồn - các công nghệ làm sạch có thể giúp xác định nguyên nhân và nguồn gốc của ô nhiễm để thông báo cho các nhà hoạch định và quản lý. Việc này có thể bao gồm điều chỉnh ngành đánh bắt từ ngư cụ cho đến cách xử lý rác thải đánh cá.

Tất nhiên, không thể không nhắc đến việc nâng cao nhận thức về sinh thái và môi trường cho người lao động trong ngành đánh bắt cũng như mọi người trên thế giới. 

Sau hơn 1 năm ngày mất của Hoàng thân Philip: Nữ hoàng Anh Elizabeth II một lần nữa được gặp lại chàng kỵ sĩ của đời mình, bên kia thiên đường

Cung điện Buckingham thông báo Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời tại lâu đài Balmoral ở Scotland ngày 8/9, thọ 96 tuổi.

TIN MỚI NHẤT