Đừng chủ quan, khó ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, cái thứ 4 ai cũng lo ngại

Sống khỏe 07/12/2019 04:38

Nếu tình trạng khó ngủ diễn ra trong thời gian dài, rất có thể bạn đang gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Khó ngủ không chỉ làm bạn mệt mỏi, căng thẳng mà còn có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe bởi nó giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Vì vậy, khi mắc chứng khó ngủ trong thời gian dài, có thể bạn bị mắc những căn bệnh nguy hiểm dưới đây.

1. Tiểu đường

Nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ, đặc biệt là cảm thấy rất khó ngủ, bạn nên đi khám bác sĩ vì có khả năng bạn đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tình trạng này diễn ra khi lượng đường có trong máu quá cao khiến bạn có cảm giác khó chịu khi ngủ. Ngoài ra, khi bị tiểu đường, bạn sẽ thường xuyên đi vệ sinh giữa đêm khiến tình trạng khó ngủ càng trở nên trầm trọng hơn.

kho ngu 1
Khó ngủ có thể là dấu hiệu của căn bệnh tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet

2. Các vấn đề về tâm thần

Bệnh khó ngủ còn có thể liên quan tới một số bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ… Khi càng lo lắng, bạn càng khó ngủ hơn. Để tránh tình trạng này, bạn nên hình thành thói quen ngồi thiền và tập luyện thể thao điều độ.

kho ngu 2
Khó ngủ liên quan tới các bệnh lí về tâm thần - Ảnh minh họa: Internet

3. Bệnh viêm khớp

Những người mắc bệnh viêm khớp thường khó ngủ. Viêm khớp khiến người bệnh đau nhức gây mất ngủ. Điều này lại càng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

4. Ung thư

Các nhà khoa học Anh cho biết, mệt mỏi và khó ngủ là những triệu chứng đầu tiên của căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư tủy xương.

Theo nghiên cứu, ung thư làm chậm quá trình sản xuất hồng cầu, từ đó gây tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, khiến cơ thể bị mệt mỏi. Mặt khác, bệnh nhân ung thư ở giai đoạn đầu đều cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ. Vì vậy, bạn đừng bao giờ xem thường triệu chứng tưởng chừng đơn giản này.

kho ngu 3
Khó ngủ còn có thể cảnh báo căn bệnh ung thư - Ảnh minh họa: Internet

Một số phưởng pháp trị khó ngủ

- Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Cần tìm hiểu nguyên nhân gây khó ngủ là gì (uống cà phê quá nhiều, ăn nhiều thức ăn cay, nóng vào buổi tối, quá căng thẳng về công việc…). Sau khi biết được nguyên nhân, bạn chỉ cần tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc.

- Chuẩn bị giấc ngủ: Tạo tâm lý thoải mái trước khi ngủ, giường đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ.. là cách điều trị khó ngủ hiệu quả.

kho ngu 4
Tạo tâm lí thoái mái trước khi ngủ khiến bạn dễ ngủ hơn - Ảnh minh họa: Internet

- Điều trị bằng thuốc: Một số nhóm thuốc có thể điều trị chứng khó ngủ. Tuy nhiên, cần lưu ý, khi sử dụng phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Điều trị bằng liệu pháp tâm lý: Hãy để giấc ngủ đến một cách nhẹ nhàng nhất, thư giãn trước khi ngủ. Tạm gác lại công việc trước giờ đi ngủ. Nếu khoảng 10-15 phút bạn chưa ngủ được, hãy thử tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ…

Nếu bị mất ngủ thường xuyên thì bạn nên thử những phương pháp này

Một giấc ngủ tốt sẽ làm cơ thể tràn đầy năng lượng và sẵn sàng cho một ngày mới. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà chúng ta bị mất ngủ, khó ngủ. Những thay đổi nhỏ dưới đây phần nào có thể sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này.

TIN MỚI NHẤT