Thực hư độ hiệu quả của cách chữa lông đẹn ở trẻ sơ sinh hiện nay

Nuôi dạy con 17/02/2021 08:15

Cách chữa lông đẹn ở trẻ sơ sinh như thế nào để đảm bảo an toàn cho bé là một vấn đề cha mẹ cần quan tâm, giúp bảo vệ tốt sức khoẻ của con yêu.

Cách chữa lông đẹn ở trẻ sơ sinh có rất nhiều. Tuy nhiên, nếu áp dụng sai phương pháp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của bé.

Vậy làm thế nào để chữa hết lông đẹn cho bé nhưng vẫn đảm bảo an toàn? Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này thì hãy tìm hiểu những thông tin hữu ích được chia sẻ ngay tại bài viết này nhé!

  1. Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì?

Tìm hiểu về lông đẹn là gì sẽ giúp cha mẹ biết được những thông tin quan trọng, từ đó hiểu rõ cách chữa lông đẹn ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp nào hiệu quả? Theo cách dân gian hay là theo y khoa hiện đại.

Lông đẹn còn được biết là lông măng, lông gáy, có tên tiếng anh là lanugo. Mặc dù nghe tên lông đẹn có hơi đáng sợ, nhưng trên thực tế đây là lớp lông mềm, mịn và bao phủ khắp bề mặt lưng của trẻ.

cach chua long den o tre so sinh
Tìm hiểu về lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì?

Lông đẹn xuất hiện là một hiện tượng sinh lý bình thường, có thể xảy ra rất sớm và biến mất một phần khi bước vào giai đoạn từ tuần 36 – 40 của thai kỳ.

Đối với trẻ sơ sinh, thường sẽ tự rụng lông đẹn vào những tháng cuối cùng của thai kỳ. Sau đó, phần lông này sẽ rơi vào nước ối. Nhưng vẫn có một số trường hợp, trẻ sinh ra vẫn giữ nguyên lông đẹn mà không hề rụng đi.

  1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh có lông đẹn

Do di truyền

Trẻ sơ sinh có lông đẹn có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Điển hình như, cha mẹ có cơ địa mọc nhiều lông, hay lúc bé sinh ra có lông đẹn thì bé cũng có khả năng cao giống như cha mẹ.

Cơ chế tự nhiên giúp bảo vệ làn da ở trẻ

Để bảo vệ làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ khi tiếp xúc với nước ối trong bụng mẹ, thì cơ thể trẻ sẽ hình thành nên lớp lông đẹn có thể ít hoặc nhiều, kết hợp cùng kết hợp với lớp vernix tạo nên một lớp bảo vệ trên bề mặt da trẻ.

Chế độ ăn uống của mẹ bầu

Nếu trong giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu ăn quá nhiều loại thực phẩm kích thích mọc lông chằng hạn như sữa, trứng, măng, cá hồi... thì bé sinh ra rất dễ có lông đẹn.

cach chua long den o tre so sinh
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành lông đẹn ở trẻ
  1. Lông đẹn khiến trẻ sơ sinh khó chịu hay không?

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng tìm cách chữa hết lông đẹn ở trẻ sơ sinh vì nghĩ rằng lông đẹn khiến trẻ khó chịu. 

Không ít trường hợp, trẻ sơ sinh thường vặn mình, thức giấc nhiều lần khiến nhiều người nghĩ ngay “thủ phạm” là do lớp lông đẹn gây nên.

Từ đó, nhiều mẹ áp dụng các cách trị lông đẹn cho trẻ sơ sinh theo nhiều phương pháp khác nhau để chấm dứt tình trạng này.

cach chua long den o tre so sinh
Lông đẹn có thật sự gây khó chịu cho trẻ như nhiều người nghĩ?

Trên thực tế, lớp lông đẹn này rất mềm, mịn, không hề gây châm chích, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, việc trẻ vặn mình, tỉnh giấc không phải vì lớp lông đẹn này gây khó chịu.

Theo các bác sĩ, hiện tượng bé vặn mình xảy ra nhiều vào giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi là bình thường, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ vặn mình kèm theo tình trạng nôn trớ, quấy khóc, bỏ bú, chậm tăng cân... thì cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đến gặp bác sĩ kiểm tra vì đây có thể là biểu hiện khi trẻ gặp vấn đề về sức khỏe do một nguyên nhân khác gây nên.

Thông thường, lông đẹn sẽ tự rụng sau khi bé được khoảng 4 – 5 tháng tuổi, nhưng nếu lông đẹn mọc nhiều và không rụng đi, hay khi có một túm lông mọc thành cụm ở xương sống thì cha mẹ không nên chủ quan, cần thăm khám sớm vì đây có thể là dấu hiệu liên quan đến sự trục trặc của hệ thần kinh.

  1. Phương pháp dân gian tẩy lông đẹn cho bé có thực sự an toàn?

Trong dân gian, mọi người thường truyền tai nhau rất nhiều cách chữa lông đẹn ở trẻ sơ sinh bằng những nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm, có người còn mách nhau rằng dùng dao hay nhíp để nhổ trực tiếp.

Tuy nhiên, về độ hiệu quả và an toàn của những phương pháp này thì không ai có thể khẳng định chắc chắn.

cach chua long den o tre so sinh
Cách chữa lông đẹn theo phương pháp dân gian liệu có an toàn?

Dùng nhíp nhổ lông đẹn

Lông đẹn trên người trẻ có thể có rất nhiều, nếu cha mẹ dùng nhíp nhổ từng sợi sẽ gây đau đớn và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Bên cạnh đó, sau khi nhổ, lỗ chân lông có thể bị to ra, chảy máu, tổn thương vùng da non và có thể gây viêm nang lông.

Cắt, lễ đẹn

Nếu cha mẹ tự ý cắt lễ đẹn cho trẻ, sẽ khiến làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị sưng tấy, gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Không những vậy, còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Cạo lông đẹn

Cách chữa lông đẹn trẻ sơ sinh bằng việc cạo lông thực chất không phải là phương pháp hay. Nguyên nhân là vì làn da của trẻ tương đối mỏng manh, việc dùng dao cạo trực tiếp lên bề mặt da có thể gây tổn thương.

Nhất là trong trường hợp, bé khó chịu, cựa quậy mà cha mẹ không kịp xử lý thì có thể rất nguy hiểm, thậm chí để lại sẹo nếu vết thương quá lớn.

Dùng nguyên liệu tự nhiên chà lưng cho trẻ

Một trong những phương pháp mà nhiều mẹ bỉm cho là an toàn đó là dùng những loại nguyên liệu tự nhiên, lành tính để chữa lông đẹn cho trẻ.

Không ít trường hợp mẹ bỉm có con nhỏ bị lông đẹn, liền chia sẻ lên diễn đàn xin kinh nghiệm. Tại đây, có nhiều người mách cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh đơn giản như:

cach chua long den o tre so sinh
Chữa lông đẹn sai cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ

- Dùng lá trầu không để chà lên lưng bé giúp trị lông đẹn, hay dùng lá vông gai để tẩy lông.

- Dùng hỗn hợp lòng trắng trứng và nước cốt chanh, hay lòng trắng trứng với bột mì để thoa lên khắp người bé nhằm mục đích đánh lông đẹn.

- Thoa chanh tươi hay đu đủ lên lưng bé, sau đó rửa lại với nước sạch sẽ giúp lông đẹn ở trẻ rụng một cách tự nhiên, nhanh chóng.

- Dùng lá của cây đậu ván nấu nước và dùng nước này để tắm cho bé.

Thậm chí nhiều người còn chỉ nhau phương pháp ngâm bún tươi trong nước khoảng từ 3 – 4 ngày, rồi dùng nước này để tắm cho bé sẽ trị được lông đẹn.

Ngoài ra, còn vô vàng cách chữa lông đẹn ở trẻ sơ sinh mà nhiều người truyền tai nhau, có thể thực hiện ngay tại nhà.

Tuy nhiên, trên thực tế, những phương pháp này không có tác dụng mà ngược lại còn làm tăng nguy cơ khiến lỗ chân lông bít tắc, sưng viêm và gây dị ứng ở một số trẻ có cơ địa nhạy cảm.

Điển hình như, lá trầu không sẽ gây nóng rát, tổn thương vùng da non của trẻ, chanh tươi có tính axit cao gây bào mòn da, hỗn hợp từ lòng trắng trứng, bột mì có thể gây dị ứng, khiến trẻ nhiễm mầm bệnh từ gia cầm, viêm lỗ chân lông vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe trẻ.

  1. Làm thế nào khi trẻ mọc lông đẹn?

Cách tẩy lông đẹn cho trẻ theo phương pháp dân gian, truyền miệng không được kiểm chứng về độ an toàn sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

cach chua long den o tre so sinh
Bác sĩ nói gì về tình trạng lông đẹn ở trẻ sơ sinh?

Theo các bác sĩ cho biết, lông đẹn sẽ tự rụng mà không cần tác động gì cả trong thời gian khoảng 5 tuần đầu sau sinh, có trẻ lâu hơn thì mất khoảng 1 – 4 tháng để lớp lông này rụng đi.

Vì lớp lông này hoàn toàn vô hại, nên cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy để chúng rụng tự nhiên.

Chỉ khi trẻ có triệu chứng bất thường, sụt cân, tiêu chảy thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra chính xác nhất, chứ không nên đổ lỗi cho lớp lông đẹn này mà chủ quan không đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Như vậy, mặc dù cách chữa lông đẹn ở trẻ sơ sinh có rất nhiều, nhưng chỉ là truyền miệng không được kiểm chứng. Đồng thời, đây là lớp lông hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều do nguyên nhân nào gây nên?

Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều có thể do hệ tiêu hoá của bé đang gặp vấn đề. Vậy trong tình huống này cha mẹ nên làm gì để giúp bé?

TIN MỚI NHẤT