Những cách giảm đau xương mu khi mang thai hiệu quả

Nuôi dạy con 27/12/2020 16:48

Cùng tìm hiểu các cách giảm đau xương mu khi mang thai để giúp các mẹ bầu không cảm thấy mệt mỏi và khó chịu trong người. 

Đau xương mu là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ. Nó gây ra nhiều cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho bà bầu. Cùng tìm hiểu những cách giảm đau xương mu khi mang thai hiệu quả qua bài viết sau đây. 

Cach giam dau xuong mu khi mang thai
Đau xương mu khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân dẫn đến đau xương mu khi mang thai 

Trước khi tìm hiểu về các cách làm giảm đau xương mu khi mang thai, chúng ta hãy cùng tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau xương mu ở bà bầu. 

Xương mu nằm trong xương chậu, trong quá trình mang thai các hormone sẽ thúc đẩy dây chằng giãn nở giúp tăng tính linh hoạt của xương chậu, phù hợp với sự phát triển từng ngày của thai nhi. 

Cach giam dau xuong mu khi mang thai 1
Thay đổi hormone là nguyên nhân chính dẫn đến đau xương mu khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu thường gặp tình trạng đau xương mu xuất hiện ở 2 bên bẹn và một số khu vực lân cận như: đùi, quanh khung chậu. Cơn đau thường âm ỉ, kéo dài. Ngoài yếu tố do hormone thay đổi thì đau xương mu còn có thể do một số nguyên nhân sau đây: 

  • Phù nề: Trong giai đoạn mang thai, thể tích tuần hoàn trong cơ thể người phụ nữ luôn tăng cao, phân bố theo hướng tập trung vào tuần hoàn nhau thai. Điều này khiến cho hệ tuần hoàn ở phần dưới cơ thể mẹ bầu hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng phù nề, gây chèn ép cũng như đau xương mu.
  • Tư thế của thai: Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi có sự dịch chuyển bên trong tử cung, hướng về phía âm đạo. Điều này tạo áp lực nên xương mu, đặc biệt với những thai có trọng lượng lớn thì dấu hiệu này càng rõ ràng hơn. 
  •  Đa thai: Người phụ nữ mang nhiều hơn 1 thai hoặc đã từng sinh nhiều lần trước đó sẽ có nguy cơ cao bị đau xương mu trong quá trình mang thai. Điều này có thể lý giải là do những người phụ nữ đã sinh nở nhiều lần thường có cơ bụng mềm hơn, thai nhi ở vị trí thấp hơn nên áp lực mà xương mu cũng lớn hơn. 
  • Thai nhi cử động mạnh: Những vận động mạnh của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng cuối cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy đau xương mu. 
  • Thai lớn: Những thai nhi có trọng lượng lớn sẽ gây ra những áp lực lớn tác động trên khớp mu càng nhiều. 
Cach giam dau xuong mu khi mang thai 2
Thai lớn cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương mu - Ảnh minh họa: Internet

Các cách giảm đau xương mu khi mang thai 

Cách khắc phục đau xương mu khi mang thai hiệu quả là các mẹ bầu phải xác định rõ nguyên nhân. Bạn nên thường xuyên thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được tìm rõ nguyên nhân, cũng như nhận được những sự tư vấn, hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng có thể áp dụng một cách giảm đau xương mu hiệu quả ngay tại nhà dưới đây:

  • Thay đổi tư thế: Một số tư thế có thể làm giảm áp lực lên khớp mu, có tác dụng giảm đau hiệu quả. Mẹ bầu lên nằm nghiêng nhằm đảm bảo lưu lượng tuần hoàn đến nuôi thai nhi, cũng như tạo được sự thoải mái, nhẹ nhàng cho cơ thể. 

Mẹ bầu tuyệt đối không được ngồi xổm hay ngồi khom lưng, cần ngồi thẳng lưng và có gối tựa lưng để đằng sau. Ngoài ra bà bầu cũng không nên ngồi quá lâu một tư thế, thường xuyên thay đổi tư thế cũng như vận động nhẹ nhàng sẽ hạn chế được tình trạng đau xương mu hiệu quả.

  • Mang đai đeo: Làm sao hết đau xương mu khi mang thai, mẹ bầu có thể lựa chọn 1 chiếc đai đeo để “giải quyết” triệt để vấn đề này. Có rất nhiều loại đai đeo dành riêng cho bà bầu giúp giảm áp lực lên xương mu, giảm các cơn đau hiệu quả. Bà bầu có thể sử dụng các loại đai này để hạn chế các cơn đau. 
Cach giam dau xuong mu khi mang thai 3
Mang đai đeo giúp giảm đau xương mu hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet
  • Không sử dụng giày cao gót: Khi di chuyển bằng giày cao gót, trọng lượng cơ thể tập trung nhiều xuống phần dưới, làm tăng nặng tình trạng đau xương mu. Bên cạnh đó việc mang giày cao gót còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như mất thăng bằng, té ngã… Vì vậy thay vì sử dụng giày cao gót, bạn hãy sử dụng giày bệt hay dép trong quá trình di chuyển.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Mẹ bầu nên lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để giúp cho hệ cơ xương khớp được chắc khỏe. 
Cach giam dau xuong mu khi mang thai 4
Tập thể dục nhẹ nhàng làm dịu cơn đau xương mu - Ảnh minh họa: Internet
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý là rất cần thiết đối với mỗi bà bầu. Bạn không nên làm việc quá sức hay làm những công việc nặng nhọc, điều này có thể gây ra đau xương mu, khó chịu cho cơ thể.

Mẹ bầu nên xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời khi thấy cơn đau xương mu thì nên ngồi hoặc nằm nghỉ tại chỗ để giảm các cơn đau.

Đau xương mu là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ, khi thấy xuất hiện các cơn đau này, bạn cần theo dõi liên tục, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm.

>>> Xem thêm:

- Mách bạn tư thế ngủ khi mang thai tốt cho mẹ và sự phát triển của bé

- Dinh dưỡng trước khi mang thai để tạo nên phôi thai khỏe mạnh

Cach giam dau xuong mu khi mang thai 5
Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ khi đau xương mu kèm các triệu chứng khác - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây các cách giảm đau xương mu khi mang thai có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng với những hướng dẫn ở trên sẽ giúp cho các mẹ bầu giảm thiểu những cơn đau hiệu quả, có một cơ thể khỏe mạnh để chờ ngày chào đón con yêu chào đời.

Nguyên nhân mang thai tháng cuối đau cửa mình và cách khắc phục

Mang thai tháng cuối đau cửa mình khi nào thì được xem là bình thường và khi nào trở thành triệu chứng đáng lo ngại? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết!

TIN MỚI NHẤT