Nguyên nhân bé sơ sinh bị ghèn mắt và cách chữa trị

Nuôi dạy con 15/01/2021 09:23

Bé sơ sinh bị ghèn mắt là một hiện tượng phổ biến, không quá nghiêm trọng nếu như mẹ biết cách giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ. 

Phần lớn, bé sơ sinh bị ghèn mắt không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Bởi đây chỉ đơn giản là do một ống tuyến lệ bị nghẽn. Thông thường chỉ cần vệ sinh 1, 2 ngày là hiện tượng này sẽ tự hết. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị ghèn mắt lâu ngày, đổ ghèn mủ nặng thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một bệnh lý về mắt khác. Lúc này, bạn hãy khẩn trương đưa trẻ đến chuyên khoa mắt để khám và được bác sĩ tư vấn, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

be so sinh bi ghen mat
Bé sơ sinh bị ghèn mắt là tình trạng phổ biến thường gặp

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn có sao không?

Mắt trẻ sơ sinh rất yếu và non nớt. Vì vậy, chỉ cần bị tác động nhẹ cũng dễ bị viêm, sinh ra ghèn. Ví dụ như khi còn trong bụng mẹ, bị ép trong âm đạo, tiếp xúc với nước ối, mắt bé dễ bị sưng đỏ. Nên những ngày đầu khi được sinh ra mắt bé dễ bị chảy nước. Điều này có thể gây nên tình trạng viêm kết mạc, nhiễm khuẩn khi không được chăm sóc cẩn thận. 

Ghèn xuất hiện ngày càng nhiều hơn khi ống dẫn nước mắt bị tắc, dịch không thể chảy ra khỏi bề mặt của mắt. Hiện tượng này là do phần cuối của ống dẫn nước mắt không mở đúng cách khi em bé chào đời. Ống dẫn nước mắt có thể bị tắc một hoặc cả hai bên mắt của trẻ sơ sinh.

Trường hợp này sẽ tự khỏi. Mẹ chỉ cần trước khi chạm vào vùng gần mắt của trẻ, rửa tay bằng xà phòng và nước ấm để tránh nhiễm trùng. Sau đó nhúng một miếng gạc sạch hoặc vải mềm vào một ít nước ấm. Tiếp theo hãy nhẹ nhàng lau khóe mắt. Nếu trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt thì nhẹ nhàng lau một bên là được. Nhưng nếu bị cả hai mắt thì dùng hãy 2 miếng gạc riêng biệt để lau, nhằm tránh lây nhiễm. 

be so sinh bi ghen mat 1
Mẹ cần vệ sinh mắt sạch sẽ cho trẻ sơ sinh 

Khâu vệ sinh này mẹ cần phải hết sức cẩn thận bởi không ít trường hợp trẻ khó mở mắt khi ghèn bết dính lại, nguyên nhân là do vệ sinh kém. Nếu công tác chăm sóc mắt bé không tốt rất dễ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc.

Bên cạnh đó, bạn cũng hãy massage ống tuyến lệ bằng việc ấn nhẹ đầu ngón tay trỏ vào sống mũi bên trong. Thực hiện 2 hoặc 3 lần vuốt hướng xuống bằng ngón tay dọc theo bên mũi, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị đổ ghèn mắt kèm theo các triệu chứng như đỏ ở khóe mắt, sưng cạnh mũi, sốt… đây có thể là dấu hiệu của viêm kết mạc, hoặc đau mắt đỏ. Cũng có thể là do trẻ bị lẹo mắt. Đây là một loại mụn nhỏ mọc ở bờ mi mắt hay dưới chân lông mi do một loại tuyến nhỏ ở bờ mi bị nhiễm trùng. Khi bị lẹo, mắt bé cũng sẽ sản sinh ra rất nhiều ghèn. 

Lúc này, không thể để trẻ điều trị tại nhà mà cần được đưa đến bệnh viện có chuyên khoa mắt để tìm ra nguyên nhân và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu không chữa trị kịp thời mắt sẽ bị nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Thông thường, những tác nhân hay gây nhiễm khuẩn mắt cho trẻ sơ sinh là Neisseria gonorrhoeae (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi), Staphylococcus aureus. Riêng Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis là hai tác nhân có thể nhiễm phải khi sinh từ đường sinh dục của mẹ. Còn Staphylococcus aureus có thể mắc cả từ đường sinh dục mẹ hay từ người chăm sóc. 

be so sinh bi ghen mat 2
Trẻ sơ sinh bị ghèn mắt do bệnh lý cần được đi khám bác sĩ sớm

Để đề phòng mắt trẻ sơ sinh bị ghèn xanh, ghèn nhiều, bị tổn thương do những nguyên nhân trên gây ra thì mẹ hãy chú ý vệ sinh cho bé thường xuyên. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào kỳ lạ thì hãy gặp bác sĩ sớm. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, bởi có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Trẻ sơ sinh bị ghèn mắt bao lâu thì khỏi? 

Phần lớn chảy ghèn mắt ở trẻ sơ sinh là điều bình thường, sẽ tự hết trong vòng 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, còn do nhiễm trùng vi khuẩn thì thời gian khỏi sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh và phương pháp điều trị, cũng như thể trạng của bé. Do đó, việc vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh là điều làm vô cùng quan trọng, bảo vệ bé yêu ngay từ khi mới sinh ra có thể tránh được những tác nhân gây ra những căn bệnh tiềm ẩn về mắt. 

Để hạn chế được tình trạng bé sơ sinh bị ghèn mắt hay nhiễm trùng mắt thì bạn cần lưu ý thêm một số điều sau:

be so sinh bi ghen mat 3
Đôi mắt là báu vật, là cửa sổ tâm hồn cần được bảo vệ từ nhỏ
  • Khi cho trẻ đi ra ngoài nên đeo kính chống bụi, chống nắng. Việc này sẽ giúp bảo vệ và tránh những tổn thương cho mắt trẻ từ các tác nhân bên ngoài như khói, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời… Đây là những tác nhân gây nên các bệnh viêm nhiễm như viêm bờ mi, viêm kết mạc… Đồng thời dễ làm giác mạc trầy xước dẫn đến viêm nhiễm, loét giác mạc...
  • Mẹ cũng hãy xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, giàu dinh dưỡng cho đôi mắt của trẻ. Bởi thị giác là giác quan quan trọng nhất trong năm giác quan của cơ thể, song hành cùng với sức khỏe chung. Vì thế mà trẻ cần có một chế độ dưỡng đặc biệt dành cho với mắt để giúp duy trì chức năng mắt, bảo vệ mắt chống lại ánh sáng độc hại và giảm sự phát triển của các bệnh thoái hóa liên quan môi trường. Tăng cường bổ sung vitamin và chất vi lượng khác như beta-carotene, flavonoid, lutein và zeaxanthin, selen, vitamin E, kẽm... để duy trì các tế bào cảm giác ánh sáng, cải thiện sức khỏe mắt như cà rốt, rau chân vịt, cải xoăn, đậu xanh, bơ, đậu Hà Lan và súp lơ xanh...
  • Các mẹ cần phải cho trẻ ăn, ngủ đủ giấc, đúng thời gian quy định cũng là một cách bảo vệ mắt trẻ hiệu quả. Đặc biệt, trẻ cần được ngủ đủ giấc để đôi mắt có đủ thời gian nghỉ ngơi, điều tiết. Để trẻ không lo sợ khi thức giấc ban đêm, ngủ ngon, tốt cho sức khỏe của mắt thì bạn nên chọn đèn ngủ có màu sắc cam mờ, dịu nhẹ cho bé nhé!
  • Vào những thời điểm dịch đau mắt đỏ mẹ cần phải bảo vệ trẻ, cách ly trẻ khỏi những người bị nhiễm bệnh. Bởi nếu trẻ bị lây nhiễm thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới thị lực sau này.
  • Tốt nhất mẹ hãy hãy chủ động trong việc chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh, để con có được hành trang tốt nhất để bước vào cuộc sống. Có được đôi mắt sáng, khỏe mạnh thì bé sẽ không cần đến sự trợ giúp của đôi kính cận dày cộp. 
  • Ngoài ra, để tránh các bệnh về mắt, các mẹ nên rửa mặt cho trẻ sơ sinh kéo dài đến hết 6 tháng tuổi, bằng nước đun sôi để nguội. Hãy lau mặt và mắt bằng nước ấm với lượng muối pha loãng. Sau khi lau xong thì hãy giặt khăn sạch sẽ và phơi ngoài nắng. Tuyệt đối không dùng khăn lau mặt và mắt của bé để vệ sinh các vùng khác của cơ thể.  
be so sinh bi ghen mat 4
Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho đôi mắt của trẻ nhỏ

Đôi mắt là báu vật của mỗi con người. Là cánh cửa dẫn tới tâm hồn và là nơi mà tình yêu cư trú. Khi mắt mở rộng thường được liên kết với những cảm xúc như sợ hãi, tò mò. Còn khi thu hẹp lại thường liên quan đến cảm xúc nghi ngờ, không hài lòng, ghê tởm… Vì vậy, đôi mắt chính là điều quý giá, kết nối bên trong chúng ta với thế giới xung quanh. Chúng ta cần phải nâng niu và giữ gìn ngay từ bé. 

Do đó, để bảo vệ và chăm sóc mắt cho trẻ, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra mắt cho con xem có biểu hiện gì bất thường hay không. Đồng thời cần trang trí phòng của bé bằng một đèn ngủ hoặc đèn mờ. Cũng như cần sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé. Như vậy sẽ giúp đôi mắt của bé kích thích, hoạt động nhiều liên tục thay đổi vị trí, mắt sáng tinh tường hơn. Hạn chế được tình trạng bé sơ sinh bị ghèn mắt, đau mắt, ảnh hưởng đến việc nhìn, quan sát sau này.  

3 loại ánh sáng ảnh hưởng đến thị lực khiến mắt trẻ mau hỏng hầu như nhà nào cũng có

Thị lực của con trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu tiếp xúc sớm và tiếp xúc thường xuyên với những loại ánh sáng dưới đây. Hầu như gia đình nào cũng có nên bố mẹ cần lưu ý nhé

TIN MỚI NHẤT