Thai 37 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không?

Mẹ bầu 28/12/2019 10:58

Thai 37 tuần gò cứng bụng có thể là dấu hiệu chuyển dạ để sinh, nhưng đôi khi là biểu hiện của áp lực tử cung hoặc do tâm lý căng thẳng của mẹ bầu gây ra. Chính vì vậy, mẹ cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố để xác định đúng tình trạng và có biện pháp xử lý kịp thời.

Thực ra, đối với những chị em mang thai lần đầu thường có dấu hiệu chuyển dạ và sinh sớm ở tuần 37 cũng là điều bình thường. Bởi ở thời điểm này thai nhi cũng nặng khoảng 2,8 – 3 kg và dài khoảng 48,6 – 50 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Mọi bộ phận cũng đã hoàn thiện, đã sẵn sàng cho việc chào đời. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào gặp tình trạng thai 37 tuần gò cứng bụng cũng có nghĩa là sắp sinh. Do đó, các mẹ cần nhận dạng được đặc điểm của cơn gò chuyển dạ và gò sinh lý, để không bị nhầm lẫn.

Nhận biết thai 37 tuần gò cứng bụng sinh lý và chuyển dạ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thai 37 tuần bị gò cứng bụng, nếu là dấu hiệu của chuyển dạ sẽ xuất hiện liên tục với cường độ mạnh và có nhịp điệu riêng. Những cơn đau vẫn tiếp tục ngay cả khi bà bầu thay đổi tư thế. Bên cạnh đó, có thể mẹ bầu sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng như:

thai 37 tuan go cung bung
Thai 37 tuần gò cứng bụng có thể là dấu hiệu sắp sinh

+ Đau lưng, chuột rút: Chuyển dạ khiến cho vùng chậu bị kéo căng hết mức để chuẩn bị cho hành trình chào đời của bé. Càng về cuối cảm giác đau sẽ càng nghiêm trọng, nhất là những cơn đau 2 bên háng.

+ Đau lưng dưới: Các cơn gò xuất hiện liên tục, khiến cho dây chằng cổ tử cung và xương chậu bị kéo dãn hết mức, đây là dấu hiệu bé cưng đòi ra ngoài.

+ Xuất hiện máu báo, gần sinh âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch nhày hơn bình thường, khi nút nhầy ở cổ tử cung bị bong ra, ở một số mẹ bầu sẽ kèm theo máu. Khi nhận thấy dấu hiệu này mẹ bầu cần nhập viện ngay để được bác sĩ chuẩn bị đỡ đẻ.

+ Ở một số mẹ bầu trước khi bé cưng chào đời sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy do hormone sinh nở trong cơ thể mẹ sẽ tác động làm tử cung co giãn. Vì vậy, mẹ bầu cần tránh uống sữa hoặc ăn thực phẩm nhiều đường, bởi sẽ làm triệu chứng thêm nghiêm trọng.

thai 37 tuan go cung bung 1
Thai 37 tuần gò có thể là cơn gò sinh lý bình thường

Khi nhận thấy xuất hiện cơn gò bụng và những dấu hiệu này, các mẹ hãy nhanh chóng đến viện kiểm tra.

Còn nếu thai 37 tuần bị gò cứng bụng là những dấu hiệu sinh lý bình thường sẽ không có nhịp điệu và tần suất nhất định. Hơn nữa những cơn gò sinh lý thường không xuất hiện thường xuyên, thỉnh thoảng 1-2 lần/ giờ hoặc vài lần trong ngày. Khi bà bầu thay đổi tư thế, những cơn gò cũng giảm dần.

Việc phân biệt cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ sẽ giúp ích cho mẹ cần rất nhiều trong việc nắm bắt tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của con, tránh xảy ra các trường hợp ngoài ý muốn.

Thai 37 tuần gò cứng bụng khi nào thì nguy hiểm?

Thai nhi được 37 tuần thì tử cung của bà bầu thường cao hơn rốn khoảng 15 cm. Thời điểm này trọng lượng của thai phụ trong tuần thai này tăng thêm từ 10 - 13kg so với khi bắt đầu có thai. Đây cũng là thời điểm vô cùng nhạy cảm, do đó bạn cần đi khám định kì mỗi tuần để kiểm tra vùng xương chậu, cổ tử cung và tình trạng của thai nhi, nhất là vị trí sinh của em bé có ổn định không?

thai 37 tuan go cung bung 2
Cơn gò kèm theo các tiêu chảy, xuất hiện máu... mẹ bầu sinh non

Thời điểm này, phần đầu của em bé cũng đã lọt vào vùng xương chậu của mẹ, thai nhi có rất ít không gian để chuyển động mạnh, thay vào đó chỉ là những cử động nhẹ đơn giản. Nhưng mẹ vẫn cảm nhận được em bé đang chuyển động trong bụng mỗi ngày, nhưng đôi lúc bé có thể chìm vào giấc ngủ sâu và gần như không di chuyển nhiều. Vì vậy, nếu cơn gò xuất hiện trong thời gian này gò nhiều, liên tục và dữ dội, nhau thai bong non, có nghĩa là cả mẹ và bé đang rơi vào tình trạng nguy hiểm. Bởi người mẹ sinh non so với dự kiến. Đặc biệt, với những chị em mang thai lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm, không được đưa đến bệnh viện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Do đó, vào những tuần cuối của thai kỳ từ tuần 37- 40, thai phụ cần phải có người chăm sóc kề bên và để mắt tới thường xuyên. Có như vậy, khi xảy ra trường hợp bất ngờ, gò bụng, đau dữ dội, sẽ có người đưa bà bầu vào viện nhanh chóng.

Thai 37 tuần gò cứng bụng nhiều mẹ nên làm gì?

Gặp hiện tượng gò cứng bụng khi mang thai tuần 37, cho dù đó là cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh hay là cơn gò sinh lý bình thường, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, mẹ bầu cần tập hít thở sâu để cơ thể không bị quá mệt mỏi, mất sức, đồng thời hãy nằm nghiêng sang trái để bụng mẹ dễ chịu hơn.

Một cách khác, khiến mẹ bầu cảm giác dễ chịu hơn khi những cơn gò xuất hiện đó là tắm nước nóng hoặc massage cùng tinh dầu. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên uống thật nhiều nước trong thời gian này. Bởi nếu để cơ thể  thiếu nước không chỉ khiến mẹ bị táo bón, phù chân, mà các cơn gò cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

thai 37 tuan go cung bung 2
Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong tuần 37

Ngoài ra, thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng tác động rất lớn đến sức khỏe và có thể làm xuất hiện những cơn gò cứng bụng. Do đó, trong thời gian này, các mẹ hãy:

+ Ăn thành nhiều bữa nhỏ, cụ thể là 6 bữa trong ngày để dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng đầy đủ và không dẫn đến chuyện đình công, sinh ra nhiều vấn đề về tiêu hóa.

+ Không ăn quá no, để tránh tình trạng dạ dày sẽ bị căng phồng, nhu động trở nên chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ nên thức ăn không thể tiêu hóa hết gây cảm giác tức bụng, các cơn gò xuất hiện.

+ Bổ sung vitamin K từ các loại thực phẩm như súp lơ xanh, mùi tây, cần tây, dưa hấu, dưa vàng, đu đủ, dâu tây và lê... Khi bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học sẽ giúp người mẹ giảm bớt những khó chịu trong thai kỳ, vừa tạo cơ hội cho bé cưng trong bụng phát triển toàn diện trong thời điểm gần chào đời.

Đôi khi cơn gò bụng ở tuần 37 đến từ phía người mẹ, tâm lý trong thời gian mang thai như vui, buồn, giận dữ, căng thẳng có thể gây ra các cơn gò cứng bụng. Vì vậy, việc để cảm xúc đi quá mức bình thường sẽ không tốt. Do đó, để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, người mẹ nên duy trì lối sống lạc quan, học cách giữ bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, để bé yêu có thể ra đời đủ ngày đủ tháng.

thai 37 tuan go cung bung 4
Đôi khi cơn gò cứng bụng do thai nhi mà ra

Ngoài ra, những cơn gò bụng cũng có thể xuất phát từ thai nhi, do hệ xương có sự phát triển vượt bậc, xương dài ra thì việc con xoay, đổi chỗ trong bụng mẹ sẽ trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, thai nhi làm tử cung phình to gây áp lực lên một số bộ phận khác, gây ra các cơn gò cứng bụng. Để làm giảm những cơn gò này mẹ hãy massage bụng nhẹ nhàng để vuốt ve bé yêu hoặc dùng khăn mềm ngâm qua nước ấm, vắt khô sau đó chườm lên vùng bụng. Mẹ cũng có thể tắm bằng nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm, tuy nhiên không nên ngâm quá lâu.

Tóm lại thai 37 tuần gò cứng bụng sẽ là hiện tượng mẹ sẽ thường xuyên gặp. Vì vậy, nếu những cơn gò cứng bụng không kèm theo các biểu hiện bất thường thì mẹ đừng quá lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi, thay vào đó hãy giữ tinh thần thật thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn phía trước.          

Đái tháo đường thai kỳ: Hướng điều trị và chăm sóc khoa học

Đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy đừng bỏ qua những thông tin dưới đây, hãy cùng tìm hiểu để có những kiến thức cần thiết cho bản thân ngay.

TIN MỚI NHẤT