Phải làm gì khi bà bầu bị chuột rút?

Mẹ bầu 11/11/2019 11:52

Trong thời gian mang thai, việc bà bầu bị chuột rút là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên nhưng không có nghĩa là bạn có thể chủ quan. Bởi đó cũng có thể là dấu hiệu cơn đau đến từ vấn đề khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Để biết chính xác bà bầu bị chuột rút nên làm gì khi gặp triệu chứng này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây!

1. Tại sao bà bầu bị chuột rút?

ba-bau-bi-chuot-rut
Bà bầu bị chuột rút - Ảnh minh họa: Internet

Bình thường, các bà bầu bị chuột rút ở các cơ bắp chân, bắp thịt đùi, hông, gối. Hiện tượng chuột rút không chỉ gây ra những cơn đau khó chịu mà còn khiến việc cử động trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Dưới đây là những nguyên nhân chính:

  • Việc trọng lượng cơ thể tăng nhiều trong thời gian mang thai đè nặng lên đôi chân. Điều này gây ra tình trạng khó lưu thông máu dẫn đến chuột rút.
  • Khi tử cung phát triển, giãn rộng để tạo chỗ cho thai nhi, các cơ và dây chằng bị kéo căng gây đau nhức dẫn đến chuột rút. Một số trường hợp tử cung không nằm đúng khớp với xương chậu, khi tử cung mở rộng chèn ép các dây thần kinh và mạch máu cũng sẽ dễ dẫn đến chuột rút
  • Ốm nghén khiến mẹ nôn ói, hấp thụ dinh dưỡng kém hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài gây ra thiếu khoáng chất và vitamin, dẫn đến bị rối loạn điện giải và căng cơ, từ đó mẹ bị chuột rút.
  • Bà bầu bị chuột rút có phải thiếu canxi? Thai nhi cần rất nhiều canxi để phát triển nên mẹ sẽ chuyển một lượng canxi cho thai. Từ đó người mẹ sẽ rất dễ bị thiếu canxi và là nguyên nhân gây ra hiện tượng bà bầu bị chuột rút.

*Một số nguyên nhân khác liên quan đến chuột rút có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe đến mẹ và bé:

  • Viêm ruột thừa
  • Viêm tụy
  • Sỏi thận
  • Nhiễm trùng bàng quang
  • Khó tiêu
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Táo bón
  • Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai làm tĩnh mạch bị căng và tổn thương, dẫn đến căng cơ.
ba-bau-bi-chuot-rut-co-nguy-hiem-khong
Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không? - Ảnh minh họa: Internet

2. Dấu hiệu bà bầu bị chuột rút

Bị chuột rút trong giai đoạn đầu thai kỳ

Điều đáng mừng nhất là các nguyên nhân gây ra việc bà bầu bị chuột rút trong giai đoạn đầu không đáng lo ngại.

Trước hết, chuột rút ở thời điểm này là dấu hiệu của hiện tượng trứng thụ tinh làm tổ. Cảm giác của nó khá giống với những lúc bạn đang có kinh nguyệt. Ngoài ra, sự phát triển của tử cung để thích nghi với sự có mặt của thai nhi cũng có thể gây ra chuột rút. Thêm vào đó, nồng độ hormone thai kỳ tăng cũng có thể sinh khí, gây đầy hơi, táo bón và dẫn đến những cơn đau quặn liên tục trong 16 tuần đầu tiên.

Vậy thì mối quan tâm hàng đầu sẽ là bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không? Liệu có gây ảnh hưởng đến thai nhi? Tuy nhiên, theo các bác sĩ, chuột rút thường không phải là nguyên nhân dẫn đến sảy thai như nhiều mẹ bầu vẫn lo lắng.

Sảy thai thường chỉ xảy ra khi trứng hoặc phôi (bất thường nhiễm sắc thể) phát triển bất thường và cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tống đẩy thai. Do đó, các trường hợp bị chuột rút gây ra sảy thai thường có dấu hiệu ra máu và tách mô bào ra khỏi tử cung, làm kích thích cơn co thắt.

Bị chuột rút trong 3 tháng giữa thai kỳ

Đây là thời điểm ít xảy ra cơn chuột rút nhất với các mẹ bầu, ngoại trừ trường hợp mang đa thai vì khi đó tử cung buộc phải phát triển vượt mức bình thường để đạt được kích thước bằng với giai đoạn cuối thai kỳ. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến thai phụ mang song thai hoặc đa thai bị sinh non.

Tất nhiên, không thể loại trừ trường hợp đau dây chằng, xảy ra khi các dây chằng giãn rộng để hỗ trợ tử cung phát triển. Đây là cơn đau lành tính, diễn ra rất nhanh, rất đặc trưng và thường đau về một bên.

Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác tuy rất hiếm khi xảy ra nhưng mức độ nghiêm trọng lại rất cao, đó là u xơ tử cung. Các u này có thể vỡ ra trong giai đoạn giữa thai kỳ do không có đủ máu để duy trì sự sống. Khi trường hợp này xảy ra, nó thường gây đau đớn và phần lớn đều rơi vào giữa tuần thứ 15 và 18 của thai kỳ. Chính vì lẽ đó, bất kỳ phụ nữ nào đã từng bị u xơ tử cung đều phải cảnh giác nếu thấy cơn chuột rút xuất hiện trong giai đoạn này.

Bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối

bi-chuot-rut-khi-mang-thai-3-thang-cuoi
Bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối có sao không? - Ảnh minh họa: Internet

Các cơn co Braxton Hicks nổi tiếng thường xuất hiện vào thời điểm này. Đây là những cơn co thắt tương tự mà bạn sẽ được trải nghiệm khi cơn chuyển dạ bắt đầu, chỉ khác là chúng sẽ không tiếp tục tăng tiến để chuyển thành cơn co chuyển dạ thật. Tất nhiên, khi bị chuột rút trong giữa và cuối thai kỳ, điều quan trọng nhất cần làm là phải xác định xem khả năng sinh non có thể xảy ra hay không.

*Một số triệu chứng cần lưu ý trong thai kỳ đối với các cơn đau có thể gây lầm với chuột rút ở cơ bụng:

  • Trong một giờ có hơn 6 cơn co thắt, là dấu hiệu cần cảnh giác.
  • Các cơn đau không giảm dần theo thời gian.
  • Xuất hiện đồng thời với cơn chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Ngoài ra chảy máu cũng có thể là triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.
  • Cần thận trọng với bất kỳ các cơn co thắt nào xảy ra liên tục khi đang mang thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn.
  • Co thắt đi kèm với đau bụng dữ dội và buồn nôn hoặc sốt, rất có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc túi mật.

*Cách giảm đau “cấp tốc” khi bà bầu bị chuột rút chân:

ba-bau-bi-chuot-rut-chan
Cách giải quyết nhanh khi bà bầu bị chuột rút chân - Ảnh minh họa: Internet
  • Duỗi thẳng chân
  • Uốn cong ngón chân về phía ống chân cho đến khi cơn đau biến mất
  • Xoa bóp cơ bắp chân, dùng khăn ấm để chườm vùng bị chuột rút.

3. Bà bầu bị chuột rút phải làm sao?

Chính vì hiện tượng chuột rút rất phổ biến nên bà bầu khó tránh khỏi các triệu chứng khó chịu này. Đôi khi chỉ cần bà bầu hắt hơi, cười lớn hay đứng lâu cũng bị chuột rút. Chính vì vậy, mẹ có thể sử dụng một số biện pháp phối hợp để giảm thiểu tình trạng này nhất có thể:

ba-bau-bi-chuot-rut-nen-an-gi
Bà bầu bị chuột rút nên ăn gì - Ảnh minh họa: Internet
  • Bổ sung canxi và chất điện giải cho bà bầu bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Áp dụng thêm thực đơn theo sự tư vấn của bác sĩ sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng. Các thực phẩm có lợi cho người phụ nữ trong việc giảm thiểu chuột rút bao gồm sữa, hải sản, rau xanh.
  • Mẹ cần uống đủ 2 lít nước/ngày, không nhịn tiểu không để bàng quang tạo áp lực lên các mạch máu
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, thư giãn có thể bằng cách mát-xa hoặc yoga. Bà bầu nên chăm chỉ xoa bóp chân hay ngâm chân vào nước ấm để các cơ được giảm áp lực; Tránh ngồi vắt chéo chân vì dễ làm trì trệ lưu thông máu dưới chân. Lúc làm việc có thể thường xuyên thay đổi tư thế để cột sống và các cơ được co giãn đúng cách.
  • Những ngày cận ngày sinh, mẹ bầu có thể đi bộ thường xuyên và xoa bóp nhiều hơn để giảm cảm giác chuột rút.
  • Ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột để không bị táo bón, gây nặng nề xương chậu, dẫn đến triệu chứng chuột rút.
  • Không mặc quần áo quá chật, chất liệu dày dặn để dễ vận động hơn.
  • Kê chân tay bằng gối mỏng, đệm êm để máu huyết lưu thông mỗi khi ngủ, đặc biệt là ban đêm và khi thời tiết trở lạnh.
  • Tắm nước ấm và tránh tắm bằng nước lạnh để giữ ấm cơ thể, không để bị chuột rút.

4. Cách phòng ngừa và hạn chế việc bà bầu bị chuột rút về đêm

  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Mẹ bầu làm việc tại văn phòng tranh thủ thời gian co duỗi  bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.
  • Tránh làm việc mệt nhọc. Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng và điều độ.
  • Tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ,… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra thuận lợi hơn.
ba-bau-bi-chuot-rut-phai-lam-sao
Tập thể dục nhẹ nhàng là một trong những cách hạn chế chuột rút ở bà bầu - Ảnh minh họa: Internet
  • Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.
  • Gác chân lên gối cao (mềm) khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ, từ 800 - 1500 mg canxi/ngày.

Tuy nhiên nếu bạn gặp tình trạng chuột rút quá thường xuyên và cường độ cơn đau quá mạnh thì cần thận trọng. Bởi đó có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc thai ngoài tử cung nếu cơ vùng tử cung bị co thắt quá mạnh. Nếu cảm thấy cơn đau mạnh ở bụng, lan rộng, bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cho cả mẹ và con. Bà bầu bị chuột rút tuy không quá nghiêm trọng nhưng cũng cần được quan tâm, chú ý nếu nó xảy ra thường xuyên và với cường độ mạnh. Mong rằng qua những thông tin trên, các bà bầu có thể giảm thiểu triệu chứng và có tâm lý vững vàng, yên tâm hơn trong quá trình mang thai.

>>> Xem thêm:

- Giải mã và cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút bắp chân

Bà bầu có nên nằm võng? 3 vấn đề nguy hiểm ít được nhắc tới

Bà bầu có nên nằm võng không? Đây tưởng chừng là câu chuyện nhỏ, nhưng lại mang tới những hậu quả rất quả lớn nếu bạn không biết rõ 3 vấn đề đáng ngại này.

TIN MỚI NHẤT