Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ có phải dấu hiệu báo động?

Chăm sóc con 20/11/2019 10:35

Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ thường không nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp, nó báo trước một vấn đề xảy ra trong cơ thể của bé mà  cần can thiệp y tế ngay lập tức. Vậy thì dấu hiệu nào cần phải đặc biệt quan tâm? Bài viết dưới đây sẽ mang đến bạn những thông tin cần thiết.

1. Vì sao trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay bị nôn trớ nhưng thường thì nó không nghiêm trọng, không nguy hiểm nên bạn cần bình tĩnh để có biện pháp xử lý thích hợp nhất. Nếu trẻ chỉ nôn một lần rồi thôi, đó có thể là do bé ăn quá nhiều hoặc nghẹn, hóc thực phẩm mà thôi – không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu trẻ nôn liên tục, một số yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân:

tre-3-tuoi-hay-bi-non-tro
Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ, bố mẹ cần làm gì? - Ảnh minh họa: Internet

1.1. Mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus

Viêm dạ dày hoặc các bệnh đường ruột khác thường là nguyên nhân khiến bé 3 tuổi hay bị nôn trớ nhiều lần. Nếu một loại vi khuẩn phát triển ở bề mặt ruột non hoặc dạ dày của trẻ lứa tuổi mẫu giáo, ngoài nôn trớ trẻ có thể kèm theo tiêu chảy, chán ăn, đau bụng và sốt. Trường hợp này, nôn mửa thường kéo dài từ 12 đến 24 giờ.

1.2. Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Bất cứ bệnh nhiễm trùng (viêm) nào liên quan đến đường hô hấp như viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi… đặc biệt có kèm theo triệu chứng ho thì đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ.

Ngay cả nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm màng não,… không liên quan đến đường hô hấp cũng có thể gây nôn trớ mặc dù ít gặp hơn.

Đờm hoặc nước mũi có thể khiến nôn trớ tăng nặng hơn. Hút mũi hoặc cho bé xì mũi nếu có thể để làm giảm các triệu chứng.

1.3. Say tàu xe hoặc say sóng

Ngồi tàu xe quá lâu hoặc đi tàu sông biển dễ khiến trẻ bị say gây ra mệt mỏi và nôn trớ. Hãy cho trẻ ngồi gần cửa sổ để trẻ có thể quan sát xung quanh và rút ngắn thời gian ngồi tàu xe để giảm bớt nguy cơ gây say.

1.4. Ngộ độc hoặc nuốt dị vật

Nôn trớ là phản ứng bản năng của cơ thể khi nuốt nhầm dị vật hoặc đồ ăn thực phẩm độc hại. Khi đó, nôn trớ sẽ giúp cơ thể đào thải chất độc mặc dù không hoàn toàn.

tre-3-tuoi-hay-bi-non-tro
Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ do ngộ độc thức ăn - Ảnh minh họa: Internet

Trong trường hợp này, tốt nhất nên có sự can thiệp của các biện pháp y tế.

Vậy những dấu hiệu của trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ  nào là những dấu hiệu nghiêm trọng? Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết cơ bản.

2. Làm gì khi trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ về đêm?

- Gọi cấp cứu hoặc ngay lập tức đưa bé đi cấp cứu nhanh nhất có thể nếu có những triệu chứng sau:

  • Trẻ khó thở.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng (mắt trũng sâu, tay chân lạnh, bé mệt quá mức, ngủ li bì, lay không tỉnh, chóng mặt hoặc mê sảng).

- Đưa bé đi bệnh viện nếu trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ và kèm theo những dấu hiệu dưới đây:

  • Bé bị đau bụng quằn quại (đau nặng), các cơn đau tập trung xung quanh rốn và và di chuyển xuống dưới bên phải phần bụng. Điều này có thể báo hiệu trẻ bị viêm ruột thừa.
be-3-tuoi-hay-bi-non-tro
Đau bụng cũng là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet
  • Khi nôn trớ, trẻ nôn ra mật (chất nhầy màu xanh), hoặc nôn ra máu (thường có màu cafe tối). Bé có thể bị tắc nghẽn đường ruột. Trong trường hợp này, lưu giữ lại phần mà bạn cho là máu hoặc mật – các bác sĩ có thể muốn xem mẫu nôn này của trẻ.
  • Trẻ bị đau bụng và kèm theo bụng sưng trướng. Đây là dấu hiệu của đầy bụng khó tiêu dẫn đến khí và đồ ăn tích tụ, hoặc cũng có thể do ruột bị tắc nghẽn và một số vấn đề khác liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
  • Bé 3 tuổi hay bị nôn trớ liên tục sau khi bị ngã hoặc va đập có gây tổn thương đến vùng đầu. Đây có thể là nguyên nhân gây chấn thương não cực kỳ nguy hiểm và cần được chụp chiếu để chẩn đoán ngay.
  • Trẻ bị đau cổ, cổ cứng dẫn đến khó xoay đầu hoặc đau khi xoay đầu. Đây là những dấu hiệu của bệnh viêm màng não.
  • Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ và kéo dài hơn 24 giờ liên tục. Mặc dù không phải là triệu chứng nguy hiểm, nó thậm chí là tình trạng phổ biến ở trẻ em, nhưng để đảm bảo an toàn, tốt nhất hãy nhờ các bác sĩ chẩn đoán giúp.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước bao gồm: ít đi tiểu, môi miệng khô, khóc nhưng không có nước mắt, hôn mê và nước tiểu có màu vàng đậm.
  • Nôn mửa có chứa máu. Một ít máu không phải là vấn đề gì nghiêm trọng vì khi nôn, trẻ có thể gây ra ảnh hưởng đối với các mạch máu nằm trong thực quản. Trẻ cũng có thể nôn ra máu khi trước đó bị chảy máu cam hoặc chảy máu khoang miệng. Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu tình trạng nôn mửa ra máu kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Nếu máu có màu cafe tối – như đã nói – bạn cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
  • Bé 3 tuổi hay bị nôn trớ kèm theo đau ở phần bụng trên bên phải, trẻ mệt mỏi và vàng da. Đây có thể là các dấu hiệu cho thấy trẻ bị bệnh viêm gan.
tre-3-tuoi-hay-bi-non-tro-ve-dem
Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ kèm đau bụng là dấu hiệu cần thăm khám bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet
  • Nếu bé thường hay nôn trớ sau khi tiếp xúc với một môi trường nhất định nhiều lần (đi học mầm non hoặc khu vui chơi) – nó có thể là do bé bị căng thẳng. Đưa bé đi khám để nhận lời khuyên thích hợp từ các bác sĩ.
  • Nếu bạn nghi ngờ con mình nuốt phải chất lạ (dị vật, thuốc uống, hóa chất …), nếu các triệu chứng là nghiêm trọng và cấp tính thì cần đưa trẻ đi cấp cứu, nếu các triệu chứng ôn hòa hơn, hãy sắp xếp đưa bé đi khám sớm nhất có thể.

3. Bạn có thể làm gì khi trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ liên tục?

Nếu bé có những biểu hiện như trên thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức hoặc cấp cứu ngay nếu tình trạng ngày càng diễn biến xấu đi.

Nhưng nếu trẻ nôn chỉ trớ bình thường, không liên tục và ít lần thì dưới đây là những điều mà bố mẹ có thể tự làm tại nhà để tránh cho bé bị nôn liên tục.

3.1. Giữ cho trẻ không bị mất nước

Mất nước là một vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt khi trẻ bị nôn trớ. Vì khi bé có những biểu hiện nôn trớ có nghĩa là bé bị mất nước và cả những chất dinh dưỡng có trong thức ăn cũng đã bị đào thải ra bên ngoài.

- Nếu trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ về đêm liên tục (mỗi 5 – 10 phút một lần), đừng ép trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Nhưng sau khi bụng của trẻ đã bình thường trở lại (30 phút không nôn trớ), hãy cho bé uống từ từ một vài ngụm nước lọc hoặc nước canh. Chỉ uống 1 thìa cafe (khoảng 5ml) mỗi 10 phút và liên tục trong 1 giờ. Tiếp theo, nếu trẻ bắt đầu có thể hấp thụ và nôn trớ không xuất hiện, tăng liều lượng lên 2 thìa cafe mỗi 5 phút.

tre-3-tuoi-hay-bi-non-tro
Bổ sung nước cho trẻ ngay khi có thể - Ảnh minh họa: Internet

Nếu trẻ nôn trớ trở lại, lặp lại quá trình cho đến khi nôn trớ khỏi hoàn toàn.

- Khi trẻ bị nôn trớ, tốt nhất không cho bé uống nước ép hoa quả – trái cây. Chúng có thể làm cho tình trạng nôn trớ trở nên nghiêm trọng hơn. Nhưng nếu trẻ chỉ uống nước ép hoa quả trái cây và từ chối tất cả những thứ khác, bạn có thể pha loãng 1 thìa nước hoa quả + 1 thìa nước lọc và cho trẻ uống thay thế theo phương pháp bên trên.

- Tuyệt đối không cho trẻ uống nước có ga.

3.2. Nên cho trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ ăn như thế nào? 

Sau khi các dấu hiệu nôn trớ có triệu chứng thuyên giảm hoặc ngưng hoàn toàn và trẻ có dấu hiệu thèm ăn trở lại, đó là lúc bạn bắt đầu cho bé ăn bình thường.

Hãy bắt đầu với những thực phẩm lành mạnh dễ tiêu hóa nhưng vẫn đủ dinh dưỡng bao gồm cháo, thịt nạc, sữa chua, rau củ quả, tránh những thực phẩm bao gồm nhiều chất béo như thịt mỡ, dầu ăn.

tre-3-tuoi-hay-bi-non-tro-nen-an-gi
Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ nên ăn gì? - Ảnh minh họa: Internet

Đồng thời, tránh các loại thực phẩm có mùi vị lạ (bé ăn không quen hoặc lần đầu ăn) và các loại thực phẩm có mùi vị dễ gây kích thích như cá, cua, tôm… các loại thủy hải sản.

Một số trẻ có thể không cảm thấy thoải mái khi uống các loại sữa bò. Bạn nên thay thế bằng sữa bột hoặc sữa mẹ (nếu còn) hoặc bỏ qua tạm thời.

>>> Xem thêm:

- Trẻ 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ - dù không nguy hiểm nhưng mẹ nên chú ý và đề phòng

3.3. Có nên cho trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ uống thuốc?

Trẻ sơ sinh và ngay cả trẻ lớn hơn bao gồm trẻ 3 tuổi đều không nên uống bất cứ loại thuốc nào trừ khi có sự cho phép của các bác sĩ. Một số loại thuốc chống nôn không bán theo toa thậm chí có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ thần kinh của bé.

Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại thuốc có chứa aspirin – nó có thể khiến trẻ mắc hội chứng reye – một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.

Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ có thể uống các loại nước dạng trà (không phải trà xanh) như trà gừng, trà bạc hà để giảm triệu chứng.

Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ thực chất là dấu hiệu không quá nguy hiểm nhưng nếu bé nôn liên tục và kéo dài thì bố mẹ thực sự cần quan tâm đặc biệt. Ở những trường hợp thế này có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý đặc biệt, vì thế cần cho bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.

6 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường nguy hiểm ở trẻ

Không chỉ người lớn mới có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, trẻ em cũng có thể mắc căn bệnh này. Thậm chí hiện nay tỷ lệ trẻ mắc đái tháo đường tuýp 2 ngày một gia tăng.

TIN MỚI NHẤT