Làm thế nào khi trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên

Chăm sóc con 15/12/2019 13:20

Tình trạng trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên khiến cho không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, đây là một trong những triệu chứng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh thường có rất nhiều lý do, như môi trường sống, khí hậu, nóng sốt…Vậy cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ như thế nào?

Dù là một trong nhưng hiện tượng khá phổ biến nhưng nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên không hẳn phụ huynh nào cũng nắm rõ. Đặc biệt là khi gia đình trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, thông thường khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ sẽ có những dấu hiệu quấy khóc, cảm cúm,… Sở dĩ trẻ bị nghẹt mũi, đặc biệt là nghẹt mũi về đêm là bởi trong những năm tháng đầu đời hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, thường xuyên bị cảm lạnh do ảnh hưởng của sự tấn công bởi virus. Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác như môi trường, dị ứng… có thể khiến trẻ nghẹt mũi.

Tại sao bé bị nghẹt mũi thường xuyên

Nghẹt mũi ở trẻ thường là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh liên quan tới đường hô hấp. Phần lớn, trẻ bị ngạt mũi khô là do bệnh cảm cúm, nhưng cũng có thể là do ảnh hưởng của các bệnh lý khác mang triệu chứng tương tự. Phụ huynh cần lưu ý để có thể chẩn đoán và tìm ra cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh nhất cho trẻ. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh ở trẻ.

Trẻ bị cảm lạnh

Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên, những dấu hiệu như sốt nhẹ, ho, hắt hơi, đau họng, sổ mũi… Nếu trẻ chỉ có hiện tượng nghẹt mũi mà không có kèm những dấu hiệu khác thì có thể là phản ứng khi trẻ gặp phải thời tiết lạnh, ăn phải đồ cay. Còn với trẻ sơ sinh, nếu bị nghẹt mũi mà không kèm các biểu hiện khác thì là do tình trạng nghẹt mũi sơ sinh, chất nhầy từ bào thai còn vướng trong đường hô hấp của trẻ nhỏ.

Cam lanh la nguyen nhan hang dau khien tre bi nghet mui 1
Cảm lạnh là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị nghẹt mũi - Ảnh minh họa: Internet

Dị ứng với lông thú cưng

Một số trường hợp trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên có thể là do bị dị ứng với dị vật chẳng hạn như lông động vật, làm cho trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa, đôi khi còn có kèm hiện tượng đỏ mắt, đỏ đầu mũi là những dấu hiệu của việc dị ứng.

Cảm cúm

Tình trạng trẻ bị nóng sốt, cảm cúm do ảnh hưởng của virus hoặc vi khuẩn tấn công làm tình trạng sức khỏe của bé yếu đi. Các dấu hiệu của bệnh là trẻ thường bị mệt mỏi hơn, lạnh run, đau các cơ, đau cổ họng, chán ăn, có thể khò khè và khó thở.

Dị vật trong khoang mũi

Đây là điều khá nguy hiểm bởi nếu trẻ chơi và vô tình bị vướng dị vật vào trong khoang mũi có thể sẽ gây ra ngạt mũi, khó thở, nước mũi chảy thậm chí là chảy máu. Bé sẽ thấy đau rát do phần niêm mạc của mũi bị tổn thương.

Di vat trong khoang mui gay tat nghet ho hap o tre 2
Dị vật trong khoang mũi gây tắc nghẹt hô hấp ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên có nguy hiểm

Khi trẻ có hiện tượng nghẹt mũi sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và thói quen. Bên cạnh việc khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nghẹt mũi còn có những ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ như

  • Bị tắc nghẽn luồng khí đến hô hấp của trẻ
  • Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, hơi thở trở nên khó khăn
  • Trẻ khi bị nghẹt mũi sẽ đi kèm các triệu chứng: chảy nước mũi, hắt hơi
  • Khi trẻ nghẹt mũi nặng sẽ phải thở bằng miệng, làm ảnh hưởng đến lượng ôxy cung cấp, dẫn đến các bệnh lý khác như: viêm họng, nôn mửa, ho khan, khô tím môi….
  • Chất nhầy trong khoang mũi gây nghẹt mũi sẽ chảy xuống họng làm cho trẻ ngứa rát cổ họng, sinh ra ho đờm
  • Trẻ sơ sinh nếu còn bú sữa mẹ, khi bị nghẹt mũi cũng làm trẻ khó bú hay bú ngắt quãng, dễ bị sặc
Khi tre nghet mui nang se phai tho bang mieng 3
Khi trẻ nghẹt mũi nặng sẽ phải thở bằng miệng - Ảnh minh họa: Internet

Làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên

Làm thế nào để chữa nghẹt mũi cho trẻ tại nhà? Hay cách trị nghẹt mũi cho bé là những thắc mắc mà phụ huynh thường đặt ra khi trẻ nhà mình mắc bệnh. Theo các bác sĩ, việc trẻ bị nghẹt mũi đều có liên quan bệnh đến đường hô hấp. Do vậy, khi trẻ bị nghẹt mũi, phụ huynh cần lưu ý làm sạch không khí quanh cho trẻ. Cần giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát khi mùa hè, kín gió, ấm áp vào mùa đông.

Hạn chế nuôi thú cưng như chó, mèo…bởi lông của động vật có thể làm chứng nghẹt mũi của trẻ nặng hơn, thậm chí gây hen suyễn. Cần cho trẻ tránh xa những tác nhân có thể gây ra dị ứng.

Làm sạch mũi cho trẻ thường xuyên để chấm dứt hiện tượng nghẹt mũi. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa cho trẻ, dùng tăm bông để làm sạch chất nhầy gây nghẹt mũi. Ngoài ra, mẹ có thể massage hai bên cánh mũi giúp làm loãng dịch nhầy, cho mũi trẻ thông thoáng, dễ thở hơn.

Han che nuoi thu cung nhu cho 4
Hạn chế nuôi thú cưng như chó, mèo - Ảnh minh họa: Internet

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian

Để giúp nhanh chóng đẩy lùi tình trạng trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên, chảy nước mũi, phụ huynh có thể tham khảo một vài phương pháp an toàn, hiệu quả dưới đây:

Hút mũi cho trẻ

Phần lớn trẻ dưới 2 tuổi đều chưa biết làm sạch mũi cho bản thân. Vì thế, cha mẹ nên hỗ trợ trẻ hút dịch nhầy khỏi khoang mũi bằng cách sử dụng dụng cụ hút mũi.

Cha me nen ho tro tre hut dich nhay khoi mui 5
Cha mẹ nên hỗ trợ trẻ hút dịch nhầy khỏi mũi - Ảnh minh họa: Internet

Vệ sinh với nước muối sinh lý

Giúp trị chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở ở trẻ thì đây chính là cách đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao trong việc làm sạch mũi bị viêm cũng như vệ sinh chất nhầy trong mũi dễ dàng, việc vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày cũng giúp phòng ngừa tình trạng trẻ bị sổ mũi.

Tạo hơi ẩm

Dùng máy tạo độ ẩm không khí cũng là phương pháp giúp thông mũi tự nhiên, làm dịu sự khô hanh trong những ngày đông. Từ đó, có tác dụng giúp trẻ giảm khô mũi, giảm các cơn ho khò khè. Dùng máy hơi nước trong phòng và chạy qua đêm sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình hô hấp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi sử dụng máy tạo độ ẩm, phụ huynh cũng cần lưu ý những loại máy này có thể gây ra nấm mốc, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Để hạn chế vấn đề này, mẹ nên thường xuyên làm sạch, khử trùng bình chứa nước và không nên trữ nước trong bình khi không sử dụng máy.

Xông hơi cho trẻ

Việc xông hơi sẽ giúp cho trẻ thông mũi, giảm bị tức ngực và ho. Ngoài ra, xông hơi còn giúp điều trị viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh. Để trị trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên, bạn có thể làm theo gợi ý: biến phòng tắm thành phòng xông hơi bằng cách đóng kín cửa và xả nước nóng vào trong bồn để hơi nước nóng tỏa khắp ả phòng. Cần lưu ý tránh để trẻ tiếp xúc nước nóng bởi dễ dẫn đến bỏng. Xông hơi khoảng 10 – 15 phút. Khi trẻ thấy thoải mái, dùng tay vỗ ngực cho trẻ để tác động việc hô hấp tốt hơn.

Viec xong hoi se giup cho tre thong mui 6
Việc xông hơi sẽ giúp cho trẻ thông mũi - Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng tinh dầu bạc hà

Mùi hương từ tinh dầu bạc hà có công dụng kích thích mạch máu giãn ra, làm không khí đi vào dễ dàng hơn, từ đó giúp trẻ dễ thở hơn. Mẹ có thể xông hoặc đốt tinh dầu bạc hà trong phòng của trẻ để tạo mùi thơm nhẹ nhàng. Cần chú ý, mùi hương không quá mạnh với bé, cần ngưng ngay nếu thấy trẻ có dấu hiệu khó thở hay hơi thở khò khè hơn.

Cho trẻ dùng súp gà

Đây là mẹo dân gian trị cảm lạnh cho bé. Mẹ lưu ý chỉ cho trẻ dùng khi đã bắt đầu ăn dặm, việc ăn súp gà tùy thuộc vào từng độ tuổi mà có cách chế biến phù hợp. Thông thường, nên xay nhuyễn, thêm rau và nên cho trẻ dùng khi súp vẫn còn ấm. Trường hợp trẻ không thích ăn súp gà, bạn có thể thử cho trẻ dùng trà hoa cúc, trà bạc hà thay thế.

>>> Xem thêm:

- Khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ phải xử lý thế nào?

Trên đây là một vài thông tin về tình trạng trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên và cách sơ cứu trường hợp này. Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ có hiện tượng nghẹt mũi nặng kèm theo nóng, sốt, phát ban, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để kiểm tra sức khoẻ và có phương án điều trị kịp thời.

Tìm hiểu về chế độ ăn cho người nhịp tim chậm

Một chế độ ăn cho người nhịp tim chậm là điều cần thiết để điều hòa lại nhịp tim ổn định, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho người mắc phải. Bên những can thiệp về chuyên môn để điều chỉnh nhịp tim, thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Vậy với người bị nhịp tim chậm nên ăn gì?

TIN MỚI NHẤT