Khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ phải xử lý thế nào?

Chăm sóc con 15/12/2019 13:28

Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là bệnh rất hay thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh. Cho dù bố mẹ có cố gắng giữ ấm, che kín gió cho trẻ đến đâu thì ở những năm tháng đầu đời trẻ cũng rất dễ mắc phải tình trạng này. Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ, hơi thở khò khè, bố mẹ cần theo dõi kỹ để có thể tìm ra cách chăm sóc trẻ phù hợp.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ

Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân phổ biến và thường gặp ở trẻ thường rơi vào những trường hợp

Mắc bệnh do virus/ vi khuẩn gây ra

Trẻ em trong những năm tháng đầu đời, sức đề kháng vẫn còn non yếu. Chính vì thế, cơ thể trẻ sẽ có nhiều nguy cơ mắc các loại vi khuẩn tấn công, gây ra tình trạng cảm lạnh, sổ mũi hoặc bị nghẹt mũi.

Bị cảm lạnh hoặc ảnh hưởng bởi môi trường sống

Nếu gia đình bạn thường xuyên sử dụng điều hòa và để nhiệt độ lạnh hơn so với mức chịu đựng của trẻ hoặc vào những ngày thời tiết giao mùa sẽ làm cho trẻ dễ bị mắc cảm lạnh. Từ đó, khiến cho bé bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Hoặc nếu không khí xung quanh môi trường sống của trẻ luôn ở trong tình trạng khô, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ.

Nhung ngay thoi tiet giao mua se lam cho tre de bi mac cam lanh 1
Những ngày thời tiết giao mùa sẽ làm cho trẻ dễ bị mắc cảm lạnh - Ảnh minh họa: Internet

Ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng ngạt mũi cho trẻ em chính là trẻ có biểu hiện bị dị ứng với một vài tác nhân từ môi trường bên ngoài như: khói, bụi, lông động vật...Các yếu tố này làm cho niêm mạc ở mũi bị kích ứng, dẫn đến lượng dịch nhầy từ trong khoang mũi trẻ sẽ bị tăng lên. Tuy nhiên, trẻ khi còn nhỏ lại chưa biết cách có thể tự làm sạch mũi, vì thế khiến cho lượng dịch nhầy bị ứ đọng lại, gây ngạt.

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ

Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ chính là một trong những thắc mắc mà hầu hết các phụ huynh cũng thường đặt ra khi thấy trẻ bị ngạt mũi, khó thở khi ngủ, nhất là về đêm. Với những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, nên càng hạn chế dùng thuốc cho trẻ thì càng tốt. Vì thế, nếu trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi và có hiện tượng khó chịu, quấy khóc khi về đêm. Cha mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp sau để trị trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ.

Sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng diệt khuẩn, có tác dụng chữa tình trạng trẻ bị ngạt mũi. Nhỏ vào mỗi bên mũi của bé để làm loãng dịch trong khoang mũi. Muối có tính chất kháng khuẩn tốt nên có giúp làm thông mũi hiệu quả. Nước muối sinh lý thường có bán ở tất cả các nhà thuốc tây, cửa hàng tiện lợi. Một số bệnh viện khi sản phụ xuất viện sau sinh cũng sẽ bán kèm trong đơn thuốc của mẹ loại chai nước muối này. Mỗi lần trẻ bị ngạt mũi, phụ huynh chỉ cần nhỏ một vài giọt cho mỗi bên mũi trẻ là đủ. Chú ý tư thế của trẻ khi nhỏ để tránh tình trạng trẻ bị sặc hay khó chịu khi sử dụng nước muối sinh lý.

Nuoc muoi sinh ly co tac dung diet khuan 2
Nước muối sinh lý có tác dụng diệt khuẩn - Ảnh minh họa: Internet

Massage hai bên cánh mũi của trẻ

Sau khi mẹ đã nhỏ nước mũi cho trẻ, hãy dùng ngón tay trỏ và massage nhẹ nhàng 2 bên cánh mũi của trẻ nhẹ nhàng để giúp các chất nhầy tan ra dễ dàng, giúp trẻ dễ thở hơn. Cách này cũng hỗ trợ trẻ ngon giấc và thông mũi.

Massage hai ben canh mui giup tre ngon giac thong mui 3
Massage hai bên cánh mũi giúp trẻ ngon giấc, thông mũi - Ảnh minh họa: Internet

Dùng dụng cụ hút mũi bằng máy

Nếu như trẻ nhà bạn có hiện tượng ngạt mũi nhiều cũng như mũi có nhiều dịch nhầy, để chữa trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ, phụ huynh có thể mua những dụng cụ hút mũi để hút và thông mũi cho bé. Chú ý, sau khi sử dụng, cần phải vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng dụng cụ hút mũi bằng xà bông và qua nước sôi để đảm bảo an toàn cho trẻ trong những lần sử dụng sau, tránh tình trạng trẻ bị nhiễm khuẩn khi dùng dụng cụ bẩn, chưa qua vệ sinh.

Xông hơi hoặc tắm bé với nước ấm có tinh dầu

Việc xông hơi và tắm cho trẻ bằng tinh dầu bạc hà, tinh dầu tỏi hoặc dầu tràm cũng là cách giúp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm. Việc hít thở bằng hơi nước có tinh dầu sẽ giúp cho trẻ thông mũi

Cho trẻ bú nhiều cữ

Với trẻ sơ sinh, do ống mũi vẫn còn nhỏ, trẻ sẽ dễ bị ngạt, thở bằng miệng. Điều này khiến trẻ bị khô họng và mất nước. Chính vì thế, nên cho trẻ bú nhiều hơn và chia thành nhiều lần nhỏ để trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất cũng như không bị mất nước.

Nen cho tre bu nhieu hon va chia thanh nhieu lan 4
Nên cho trẻ bú nhiều hơn và chia thành nhiều lần - Ảnh minh họa: Internet

Tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ

Đối với trẻ nhỏ, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cho trẻ ăn và ngủ đúng giờ giấc. Các bà mẹ nên để cho bé ngủ tối thiểu khoảng 18h/ngày với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi, 14h/ngày với trẻ khoảng từ 2 – 6 tuổi và 11h/ngày với những trẻ lớn hơn.

Những điều cần tránh khi trẻ bị nghẹt mũi

Tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp bởi cơ thể trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu, dễ bị cảm, cúm hay ốm vặt khiến cho mũi bị tắc nghẽn, khó thở, đặc biệt là khi về đêm. Chính vì thế, để hạn chế tình trạng này, phụ huynh nên chú ý một vài vấn đề sau khi chăm sóc trẻ.

Cẩn thận khi dùng xi lanh rửa mũi trẻ

Việc rửa mũi cho trẻ nếu không làm cẩn thận có thể sẽ làm cho trẻ sặc, nước tràn vào trong màng phổi. Ngoài ra, việc vệ sinh mũi nhiều cũng sẽ làm mất các chất nhầy tự nhiên từ trong khoang mũi, khiến mũi bé bị khô, viêm và nhiễm khuẩn, từ đó gây tổn thương lên vùng niêm mạc mũi. Nếu như dùng nước muối sinh lý thường xuyên rửa mũi cho bé cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các chức năng thở, khứu giác, tâm lý của bé.

Viec rua mui cho tre nen can than 6
Việc rửa mũi cho trẻ nếu không làm cẩn thận có thể sẽ làm cho trẻ sặc - Ảnh minh họa: Internet

Không tự ý dùng máy để xông mũi cho trẻ

Điều này là một trong những vấn đề cần khuyến cáo cha mẹ không nên làm, đặc biệt là với trẻ từ 1-2 tháng tuổi. Trong một số trường hợp trẻ được bác sĩ chỉ định dùng khí dung điều trị, phụ huynh cũng cần tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ khi sử dụng thuốc và thời gian cho mỗi lần xông.

Dùng miệng trực tiếp hút mũi cho trẻ

Đây là phương pháp nên tránh bởi vì có thể lây lan mầm bệnh sang trẻ nhỏ. Thậm chí, nếu áp dụng phương pháp này sẽ khiến bệnh của trẻ trở nên trầm trọng hơn, vô cùng hại.

Nhỏ nước ép tỏi thông mũi

Dùng nước ép tỏi để thông mũi sẽ có thể gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Trong củ tỏi có chứa chất allicin, tác dụng diệt vi nấm, vi trùng, phòng ngừa, điều trị cảm cúm. Tuy nhiên nếu dùng nước ép tỏi để nhỏ vào mũi trẻ nhỏ có thể gây bỏng niêm mạc ở mũi, gây phù nề.

Lạm dụng dùng thuốc nhỏ mũi

Khi sử dụng những loại thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ sơ sinh, phụ huynh cần phải tuân theo chỉ định bác sĩ. Đặc biệt là với các loại thuốc chứa corticoid, thuốc kháng sinh, thuốc gây co mạch để tránh tác dụng phụ không mong muốn với trẻ.

>>> Xem thêm:

- Làm thế nào khi trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên

Viec rua mui cho tre neu khong can than se lam cho tre sac 5
Dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ cần phải tuân theo chỉ định bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Pha nước xông hơi nóng

Áp dụng xông hơi để chữa tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là cách rất thông dụng. Thế nhưng nếu pha nước dùng để xông hơi quá nóng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da của trẻ. Vì thế, nếu áp dụng xông hơi, phụ huynh chú ý pha nước với độ ấm vừa phải, phù hợp với làn da bé.

Trên đây là một vài thông tin và cách chữa trị hiện tượng trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ bị nghẹt mũi kèm theo những triệu chứng như ho dai dẳng, nóng sốt… cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhà để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh.

Bất ngờ trước những tác dụng của dưa gang với sức khỏe

Dưa gang là loại thực phẩm có tính mát, vị thanh, ngọt nên được nhiều người dùng trong giải khát. Bên cạnh là thực phẩm có tác dụng giải khát, dưa gang còn mang đến rất nhiều công dụng với sức khỏe và làm đẹp mà không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu tác dụng của dưa gang trong bài viết dưới đây nhé.

TIN MỚI NHẤT